Từ nghèo đói trở thành triệu phú nuôi dê ở bản Mông

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 09/01/2019 20:38

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    09/01/2019 20:38
    ID bài viết:
    1976
    Xem:
    813
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Từ nghèo đói trở thành triệu phú nuôi dê ở bản Mông
      10.0 trên 10 được 10 bình chọn

      Anh Văn Tư ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên chia sẻ mỗi con dê có giá trị từ 2,5 – 3 triệu, thịt dê hơi có giá 120 nghìn/ kg. Mỗi năm gia đình anh thu nhập từ 300 – 400 triệu/năm.

      Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Tư sinh năm 1977 xóm Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Nhờ nuôi dê trên đỉnh núi, ông Tư đã vươn lên thoát nghèo ở nơi được mệnh danh là thâm sơn cùng cốc với những con dốc dựng đứng và khúc cua gập ghềnh.

      Từ nghèo đói trở thành triệu phú nuôi dê ở bản Mông 0

      Bầy dê con nào cũng khỏe mạnh cứng cáp, da mềm, lông mịn

      Sinh sống tại bản người Mông, ông đã quen với công việc trồng trọt, chăn nuôi, nhưng chủ yếu là làm chè trung du và nuôi lợn nhỏ lẻ khoảng 4 – 5 con. Tuy nhiên, lao động vất vả mà chẳng đủ ăn, có thời điểm giá bán lợn hơi lên xuống thất thường rẻ hơn cả rau, khiến cho người nông dân lâm vào cảnh lỗ nặng.

      Cả đời chỉ biết loay hoay với núi rừng, kinh tế nghèo nàn, giao thông khó khăn và nơi đây vẫn tách biệt với bên ngoài. Không cam chịu hoàn cảnh, năm 2017 ông quyết tâm xuống núi để tìm hiểu và học tập mô hình chăn dê thả và bắt đầu nuôi 150 con trên diện tích 30 ha.

      Theo ông, dê là loài rất dễ nuôi, chủ yếu là chăn thả tự do trên các thung lũng hoặc đồi núi, hàng ngày ông lùa bầy dê đi ăn từ 3h chiều đến 6h tối. Chúng ăn các loại lá cây tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng cám nhờ vậy ông tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư cho nguồn thức ăn.

      Bên cạnh đó, chuồng trại chỉ cần xây dựng cao ráo, vệ sinh thường xuyên sẽ tránh được ẩm thấp và bệnh tật. Phân dê được ông đem ủ từ 2 – 3 tháng và sử dụng chính loại phân hoai mục này để bón cho cây chè, tận dụng tối đa nguồn phân bón an toàn cho cây, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

      Ông cho biết, nuôi dê thịt đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với nuôi các loài vật khác như lợn, gà. Kể từ khi chuyển đổi sang nuôi dê, kinh tế của gia đình ông khấm khá hơn, lãi nhiều hơn. Dê là loài sinh sản tự nhiên, trung bình nuôi từ 5 – 6 tháng có thể xuất chuồng. Hiện nay, mỗi con dê có giá trị từ 2,5 – 3 triệu, thịt dê hơi có giá 120 nghìn/ kg. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 300 – 400 triệu/năm.

      Từ ông Tư nghèo khó sống tại nơi cái đói từng quẩn quanh, nhờ mạnh dạn đầu tư và thành công từ mô hình nuôi dê thịt đã khiến cho nhiều người phải kinh ngạc. Hiện nay, ông đã làm chủ được kinh tế trong gia đình, có thể mua sắm các trang thiết bị và phương tiện giao thông để đi lại thuận tiện, cuộc sống cũng đầy đủ hơn.

      Hỏi về bí quyết để làm giàu ông cho biết: Do tập quán của bà con người Mông chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên, tự cung tự cấp về lương thực, thực phẩm nên cái đói, cái nghèo vẫn luôn bủa vây. Muốn thoát khỏi điều đó, chỉ có cách tiên phong thay đổi, mạnh dạn đầy tư. Dù biết sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn, nhưng nếu cứ mãi dậm chân tại chỗ, cuộc sống sẽ chẳng thể khấm khá lên. Kể về dự định sắp tới, ông chia sẻ cuối năm nay gia đình sẽ tiến hành mở rộng quy mô xây dựng thêm 5 – 6 chuồng chăn dê, đưa số dê từ 200 lên 300 – 400 con.

      Ông Hoàng Minh Nhật chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê thả của ông Dương Văn Tư đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của gia đình nói riêng và của bà con người Mông ở xóm Mỏ Ba nói chung. Qua đây, UNBD rất mong vận động bà con thay đổi nhận thức và thay đổi phương thức làm kinh tế cởi mở và mạnh dạn hơn.