Trang trại đáng sợ ở Bạc Liêu: Nỗi khiếp đảm đáng giá 2 triệu USD

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 25/02/2019 19:27

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    25/02/2019 19:27
    ID bài viết:
    2174
    Xem:
    954
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Trang trại đáng sợ ở Bạc Liêu: Nỗi khiếp đảm đáng giá 2 triệu USD
      8.0 trên 10 được 9 bình chọn

      Lạc vào giữa trang trại 42 ngàn con cá sấu là một nỗi khiếp sợ với nhiều người. Và bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi biết sự thật về ông chủ bậc nhất miền Tây này.

      Sáng ngày 5/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tổ chức Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2018 đã chính thức công bố danh sách 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018”.

      Đây là những hội viên, nông dân có thành tích tiêu biểu nhất trong 3 phong trào thi đua lớn của Hội Nông dân Việt Nam gồm: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” và “Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Trong đó đã có những nhà nông đã thành tỷ phú nhờ vào mô hình trồng trọt hay chăn nuôi của mình.

      Trồng lúa Nhật thu chục tỷ mỗi năm

      Nằm trong danh sách 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018, anh Nguyễn Văn Khanh ở Ấp B, xã phú Cường (Tam Nông, Đồng Tháp) tự hào là một trong những nông dân tiên phong đưa giống lúa Nhật về trồng trên diện tích 120 ha với doanh thu lên tới 10 tỷ đồng.

      Anh Khanh chia sẻ: “Nếu kinh doanh có thể làm giàu, thì tôi khẳng định làm nông nghiệp cũng giàu nếu chúng ta có kiến thức, làm bài bản”.

      Anh kể, anh sinh ra trong gia đình thuần nông. Năm 2005, anh lập gia đình, cha mẹ chia cho mỗi người con 10ha để làm ăn riêng. Ngay sau đó anh bàn bạc với 5 anh em trong gia đình cho anh thuê lại toàn bộ diện tích để tập trung canh tác.

      Trang trại đáng sợ ở Bạc Liêu: Nỗi khiếp đảm đáng giá 2 triệu USD 0

      Nhờ trồng lúa Nhật mà ông Khanh mỗi năm thu cả chục tỷ đông

      Được giao tới 80 ha ruộng, anh liền đầu tư 5 tỷ đồng mua máy móc để canh tác thuận lợi hơn. Song, 6 năm liền anh trồng lúa OM 4900 đều rơi vào tình trạng cung vượt cầu, được mùa thì mất giá, giá bếp bênh. Thấy vậy, anh muốn tìm một giống lúa chất lượng cao, cho năng suất và thu nhập ổn định.

      Đến năm 2012, anh Khanh tình cờ đọc báo biết được giống lúa Nhật có năng suất cao, so với lúa thường giá ổn định hơn. “Tôi sang An Giang để học hỏi từ người dân canh tác giống lúa này và tìm tòi kỹ thuật. Sau một thời gian tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, từ thực tế cho thấy đây là giống lúa tiềm năng để phát triển kinh tế ổn định và có thể làm giàu nên tôi nhanh chóng nhập giống về canh tác thử”.

      Quyết định trồng lúa Nhật trên toàn bộ 80ha và thuê thêm 40ha ở vùng lân cận để trồng lúa thường so sánh. Kết quả, đến mùa thu hoạch, lúa Nhật cho năng suất từ hơn 16 tấn/ha (hai vụ), được nhiều doanh nghiệp đến tham quan và đặt cọc mua với giá 6.500 đồng/kg.

      Từ đó đến nay, nhờ vào mô hình trồng lúa Nhật với giá bán dao động từ 6.000-7.000 đồng/kg mà anh Khanh có thể thu tới 10 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, anh lãi khoảng 4 tỷ đồng.

      Cũng là một người nông dân trồng lúa, nhưng anh Nguyễn Văn Hòa ở Vĩnh Thành (Yên Thành, Nghệ An) lại làm theo mô hình từ sản xuất giống, trồng lúa thành phẩm đến chế biến các thành phẩm gạo xứ Nghệ, gạo thảo dược, bột gạo thảo dược, trà gạo,… để bán ra thị trường.

      Nhờ mô hình khép kín của mình mà năm 2017, anh Hòa có thể thu được 84,5 tỷ đồng, trừ đi chi phí lợi nhuận đạt gần 2,6 tỷ đồng. Ngoài ra, anh cũng tạo công ăn việc làm cho 26 lao động thường xuyên và 350 lao động mùa vụ với thu nhập bình quân 5 triệu/người/tháng.

      Làm trang trại thu vài triệu đô

      Là một trong những tỷ phú trong danh sách nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018, ông Trương Thanh Mai ở xã Vĩnh Thanh (Phước Long, Bạc Liêu) được xem là người sở hữu trang trại cá sấu lớn nhất miền Tây, với tổng đàn khoảng 42.000 con.

      Ông tâm sự, trước khi bén duyên với nghề nuôi cá sấu, ông phải làm đủ mọi nghề kiếm sống. Đến năm 1997, sau những lần đi tham quan mô hình nuôi cá sấu ở các tỉnh bạn, ông đã quyết định chuyển sang nghề này.

      Trang trại đáng sợ ở Bạc Liêu: Nỗi khiếp đảm đáng giá 2 triệu USD 1

      Trang trại cá sấu 42.000 con giúp ông Trương Thanh Mai thu 44 tỷ đồng/năm

      “Ban đầu, tôi khởi nghiệp bằng việc nuôi 100 con. Lúc này, con giống được mua ở An Giang, giá mỗi con bằng 1 chỉ rưỡi vàng (khoảng 740.000 đồng)”. Ông nói và cho biết, giai đoạn đầu mới nuôi, ông vừa làm vừa học hỏi, vừa đúc kết kinh nghiệm qua nhiều lần thất bại. Thành công chỉ đến với người không nản chí. Ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nuôi, từ 400 con đến 1.600 con và hiện tại là 40.000 con cá sấu.

      Chỉ vào dãy chuồng nuôi cá sấu kiên cố với thiết kế tính đến yếu tố an toàn nhưng cũng đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho cá sấu, ông Thanh tiết lộ, diện tích trang trại của ông rộng 4ha, tổng đàn cá sấu đang nuôi là 42.000 con. Năm vừa rồi doanh thu từ cá sấu lên tới 44 tỷ đồng (gần 2 triệu USD), trừ chi phí lợi nhuận đạt gần 5,3 tỷ đồng.

      Tương tự, sau khi tốt nghiệp trung cấp, anh Nguyễn Văn Hồng ở thôn Ngọc An (Kim Bình, Phủ Lý, Hà Nam) có một công việc ở trên thành phố với một mức lương ổn định. Nhưng vì có máu chăn nuôi, anh quyết định về quê thuê đất mở trang trại và chọn nuôi gà để phát triển kinh tế gia đình.

      Khởi nghiệp từ 5.000 con gà Brown và 5.000 con vịt làm vốn, nhận thấy 2 loại vật nuôi này cho hiệu quả kinh tế cao, anh Hồng tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi gia cầm. Sau gần 10 năm, đến nay diện tích trang trại chăn nuôi của gia đình anh Hồng đã rộng đến 14 ha. Hiện, vợ chồng anh nuôi hơn 40.000 con cả gà và vịt. Trong đó, gà mái đẻ luôn duy trì khoảng gần 25.000 con, hơn 10.000 con vịt thịt và 5.000 vịt siêu đẻ.

      Năm 2017, trang trại chăn nuôi của tôi cho doanh thu gần 41 tỷ đồng, giúp 57 lao động ở xã có công ăn việc làm ổn định với thu nhập 5,5 triệu đồng/người/tháng”, anh Hồng khoe.