Tin truoctrandau HLV, cầu thủ Thai League khổ hơn V League
10.0 trên 10 được 6 bình chọn
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung chắc chắn đang cảm thấy đây là nhiệm kỳ đầy thách thức khi dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trầm trọng đến nền bóng đá nước này.
Hiện tại, cả FAT lẫn Công ty Thai League (Công ty tổ chức các giải bóng đá quốc gia của Thái Lan) chỉ mong tổ chức cho xong các giải VĐQG từ hạng 1 đến hạng 3 và kỳ vọng các CLB sống sót qua giai đoạn này.
Chuyện cắt lương tới 50% với mọi CLB đã được tính đến. Nhưng điều đó cũng không dễ dàng khi nhiều đội bóng thậm chí còn không trả nổi 50% lương cho cầu thủ và đã sẵn sàng cho chuyện phá sản, thanh lý hợp đồng sớm với nhiều người. Lý do là bởi trong hơn 5 tháng bóng không lăn, nhiều CLB ở Thai League không biết xoay đâu ra tiền để tồn tại.
Nhiều CLB Thai League 1 lúc này đang trì hoãn trả lương cho các cầu thủ. Cá biệt, 2 cầu thủ Panyaroj và Thiraphon của đội bóng Samut Prakan City đã phải bán cỏ, nước cam, trồng rau, đánh cá… để kiếm thêm thu nhập. Còn cầu thủ Suai Petchkaew ở Thai League 4 cũng phải về quê nhà đốt than để ngày nào may mắn có thể kiếm được khoản tiền khoảng hơn 200.000 VNĐ nhằm duy trì cuộc sống.
Về phần mình, các HLV cũng phải tự cứu lấy thân. Như ông Weirin Bin Abdul Laman của CLB Boonmee United United đã bị CLB thông báo tạm nghỉ không lương và phải đi giảng dạy để kiếm thêm.
Báo giới Thái Lan nhận định một phần nguyên nhân khiến CLB của nước này gặp khó là việc chi tiêu quá nhiều để duy trì đội bóng. Ngoài các khoản tiền cố định như bảo dưỡng sân bãi, thuê nhân viên, CLB còn tốn kém nhất ở tiền lương trả cho các cầu thủ. Mức lương mà một ngôi sao đang khoác áo ĐTQG Thái Lan chơi ở Thai League 1 hiện tại rơi vào khoảng 300 triệu đồng/người/tháng.
Còn mức lương, tính kể chi phí chuyển nhượng của các ngoại binh cũng ngốn cả triệu USD/người/mùa. Mỗi CLB Thai League được sử dụng nửa đội hình chính là ngoại binh nên khi bóng không lăn, nhà tài trợ không trả tiền, đồng nghĩa với bất hạnh ập xuống nền bóng đá.
So với Thái Lan, V League đã không phát triển nóng ồ ạt như thời gian hơn chục năm trước. Mức lương và chuyển nhượng của các cầu thủ hiện tại rơi vào khoảng chấp nhận được so với mặt bằng xã hội.
Khoản tiền lương 50 triệu đồng/tháng mà đội trưởng ĐTQG Quế Ngọc Hải nhận được so với mức 450 triệu đồng/tháng mà đội trưởng đội tuyển Thái Lan Teerasil Dangda nhận ở Muangthong United từ 3 năm trước và hiện tại là khoảng 650 triệu đồng không dễ san lấp trong vài năm tới.
Các CLB Thai League khốn đốn trong tình cảnh Covid-19 một phần khác do giải đấu trì hoãn quá dài. Thay đổi lịch sử của bóng đá Thái Lan về thời gian khép lại mùa giải từ tháng 2 tới tháng 10 trong năm đổi lại bằng từ tháng 9 năm nay và khép lại tháng 5 năm sau đã khiến các CLB vất vả xoay sở.