Thiết kế văn phòng theo lĩnh vực giúp tạo ra những không gian riêng biệt cả về thẩm mỹ và chức năng, giúp tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi giúp bạn tổng hợp và phân loại các nhóm không gian làm việc, từ đó chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm để có những phương án thiết kế tốt nhất.
1. Sự cần thiết của việc thiết kế văn phòng theo từng lĩnh vực
Thiết kế văn phòng theo lĩnh vực giúp tăng nhận diện về văn hoá, thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời, một không gian được đầu tư thiết kế còn mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng – giúp kích thích sáng tạo, tăng năng suất làm việc.
01- Thiết kế giúp để tối ưu công năng sử dụng cho từng doanh nghiệp, ngành nghề
02 – Thiết kế văn phòng giúp tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau
03 – Mỗi lĩnh vực yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn thẩm mỹ khi thiết kế văn phòng
2. Phân loại các không gian làm việc khi thiết kế văn phòng theo lĩnh vực
Dựa theo mức độ tương tác, chúng tôi chia không gian làm việc thành một số nhóm phổ biến:
01 – Nhóm văn phòng riêng (dành cho một doanh nghiệp)
Loại văn phòng này phù hợp với các doanh nghiệp lớn vì để có một không gian làm việc lý tưởng cần mức chi phí tương đối cao. Các văn phòng riêng thường là các văn phòng cho thuê, văn phòng tại các nhà máy, phân xưởng; một số ít khác là các toà nhà văn phòng của các tập đoàn lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo nhóm văn phòng thứ hai để có lựa chọn phù hợp hơn với ngân sách.
02 – Nhóm văn phòng chia sẻ
Văn phòng chia sẻ (share office, coworking space) là nhóm các văn phòng “dùng chung”, nơi các doanh nghiệp cùng chia sẻ không gian và các tiện ích khác. Chính vì vậy, ngày càng nhiều coworking, shared office được thiết kế và xây dựng, định hình một xu hướng sử dụng không gian làm việc mới.
03 – Nhóm văn phòng giao dịch
Đây là nhóm văn phòng chỉ chung cho các phòng giao dịch, các showroom văn phòng, các cửa hàng. Mỗi không gian cần được thiết kế linh hoạt, phù hợp theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành nghề. Một văn phòng giao dịch của ngân hàng cần sự riêng tư để đảm bảo các yêu cầu bảo mật, trong khi thiết kế văn phòng của một doanh nghiệp bất động sản cần “khoe” nhiều nhất có thể những thiết kế, mô hình… nên cần những không gian đủ rộng và mở. Hay thiết kế của một cửa hàng văn phòng phẩm không thể áp dụng cho văn phòng thiết kế thời trang bởi khác nhau về tính sáng tạo, mặt hàng trưng bày. Thiết kế cần có sự chuyên biệt hoá, không nên xây dựng một template để áp dụng cho mọi không gian. Sẽ thế nào nếu mẫu thiết kế của những văn phòng trên được ứng dụng cho thiết kế phòng khám nha khoa, bệnh viện nhi…?
Thiết kế sảnh dành cho văn phòng bất động sản
4. Lưu ý khi thiết kế văn phòng theo lĩnh vực
01 – Lưu ý khi thiết kế văn phòng theo lĩnh vực – nhóm văn phòng một doanh nghiệp
02 – Lưu ý khi thiết kế văn phòng theo lĩnh vực – nhóm văn phòng chia sẻ
- Phân chia chức năng không gian, phân luồng giao thông thuận tiện:
- Thiết kế những không gian linh hoạt:
03 – Lưu ý khi thiết kế văn phòng theo lĩnh vực – nhóm văn phòng giao dịch
- Đảm bảo riêng tư cho không gian làm việc
- Thiết kế trải nghiệm tại các điểm tương tác
Thiết kế văn phòng theo lĩnh vực là quá trình làm việc linh hoạt và sáng tạo để tạo nên những không gian phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Sự phù hợp được thể hiện qua các yếu tố về thẩm mỹ, công năng, sự phù hợp với văn hoá và ngành nghề của doanh nghiệp. Một không gian được thiết kế nên tạo cảm giác thoải mái và tận hưởng trong chính không gian đó.