Nhưng thử lật lại vấn đề xem: nếu ai đó nói việc đó đôi khi không đáng để bạn bỏ công sức ra thì sao?
Qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các startup và quỹ đầu tư, các chuyên gia rút ra một điều: đừng dại mà làm ngay kế hoạch kinh doanh, vì những lý do sau:
- Tốn thời gian. Một bản kế hoạch chỉn chu cần nhiều thời gian chuẩn bị, kể cả khi bạn có công nghệ hỗ trợ.
- Mau bị “cũ”. Khi bạn tiếp cận các vấn đề về vận hành và tiếp thị, bạn sẽ sớm nhận ra bản kế hoạch của mình không còn tương thích.
- Không ai đọc. Những nhà đầu tư và quỹ đầu tư nhìn xa trông rộng sẽ không tốn thời gian để đọc cả một tài liệu dài. Hằng ngày họ tiếp cận với hàng trăm cơ hội đầu tư, nên bạn phải thu hút được sự chú ý của họ bằng thứ gì đó ngắn gọn.
Do đó, để tiết kiệm thời gian, bạn nên làm 5 điều sau đây khi khởi nghiệp:
1. Chuẩn bị bản kế hoạch startup (pitch deck) đủ sức hấp dẫn
Xu hướng hiện nay là cần có sẵn trong tay một bản kế hoạch có ‘trọng lượng’ với các nhà đầu tư tiềm năng. Thông thường nó chỉ kéo dài trong 15 – 20 slide PowerPoint, trong đó mô tả sản phẩm, công nghệ và đội ngũ của công ty.
‘Moi tiền’ từ nhà đầu tư không phải chuyện dễ. Thế nên bạn cần phải nắm bắt cơ hội, chuẩn bị bản kế hoạch thật tốt và kể một câu chuyện thật thú vị trước mặt các “cá mập”.
Bạn có thể trình bày thông tin theo thứ tự như dưới đây trong quá trình chuẩn bị kế hoạch:
- Tổng quan về công ty.
- Nhiệm vụ và Tầm nhìn của công ty.
- Đội ngũ nhân sự.
- Vấn đề đang giải quyết.
- Giải pháp bạn đưa ra và tính ưu việt so với các giải pháp khác trên thị trường.
- Cơ hội và tính khả thi của thị trường.
- Thông tin về sản phẩm.
- Thông tin về khách hàng tiềm năng và đo lường nhu cầu của họ đối với sản phẩm của bạn.
- Công nghệ bạn sở hữu và sự khác biệt mà nó mang lại.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Thành quả ban đầu: tập khách hàng, các đối tác.
- Mô hình kinh doanh.
- Kế hoạch Marketing.
- Kế hoạch tài chính và dự báo dòng tiền.
- Nhu cầu vốn.
Rất nhiều startup mắc những lỗi trình bày khó chấp nhận khi soạn thảo kế hoạch. Đây là những điều bạn cần làm và cần tránh:
Điều cần làm:
- Thêm dòng chữ sau vào cuối mỗi slide: “Thông tin bảo mật và độc quyền (Confidential and Proprietary. Bản quyền của (Copyright by) [Tên công ty]. [Năm]. Đã Đăng ký bản quyền (All Rights Reserved.)”.
- Thuyết phục người nghe tin vào cơ hội thị trường.
- Minh hoạ bằng các hình ảnh hấp dẫn.
- Gửi kế hoạch bằng PDF tới nhà đầu tư trước buổi họp. Đừng bắt họ phải xem trên Google Docs, DropBox hay các dịch vụ tương tự khác; điều đó có thể cản trở những nhà đầu tư thực sự quan tâm.
Chuẩn bị bản mẫu của sản phẩm khi thuyết trình. - Kể một câu chuyện cuốn hút, dễ nhớ, thể hiện được đam mê mà bạn đang theo đuổi.
- Thể hiện rằng bạn không dừng lại ở một ý tưởng, mà bạn đã thực hiện và có những kết quả ban đầu khi phát triển sản phẩm, có tập khách hàng hay bắt tay với đối tác.
- Có những dấu hiệu khiến nhà đầu tư nhớ đến bạn.
- Dùng kích cỡ, màu sắc, tiêu đề chữ thống nhất trong toàn bộ slide.
Điều cần tránh:
- Không nên vượt quá 20 slide thuyết trình.
- Không nên có quá nhiều chữ trong slide.
- Không nên trình bày quá chi tiết các thông số tài chính; bạn hoàn toàn có thể gửi tài liệu tham khảo đính kèm.
- Không nên ghi hết thông tin vào slide. Bạn sẽ có cơ hội chia sẻ thêm khi gặp mặt trực tiếp.
- Không dùng nhiều biệt ngữ có thể khiến nhà đầu tư cảm thấy khó hiểu.
- Không đánh giá thấp đối thủ cạnh tranh.
- Không được quên cập nhật ngày tháng trên slide, cũng như không được trình bày những số liệu đã cũ.
- Không sử dụng những cách dàn trang, hình minh hoạ không hấp dẫn. Bạn có thể thuê một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp để ‘đánh bóng’ slide của bạn.
2. Tập trung vào sản phẩm mẫu
Hãy hoàn thiện sản phẩm đầu tiên. Nó sẽ giúp bạn ‘bán’ tầm nhìn của mình trước mắt nhà đầu tư, cũng như hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm đối tác và nhân viên. Dĩ nhiên, sản phẩm đời đầu sẽ không bằng những sản phẩm đời sau, nhưng đó là điểm bạn phải bắt đầu.
Bạn phải chắc chắn rằng sản phẩm của bạn có sự ưu việt. Ít nhất nó phải khác biệt và có ý nghĩa khi so với đối thủ cạnh tranh. Những thứ khác sẽ đi theo nền móng này. Đừng ngần ngại ‘chào hàng’ ra thị trường; ý kiến đóng góp của nhóm khách hàng đầu tiên sẽ giúp bạn cải thiện sản phẩm của mình.
Dĩ nhiên, bạn muốn bắt đầu bằng một sản phẩm khả dụng tối thiểu (minimum viable product – MVP), nhưng kể cả vậy, sản phẩm vẫn phải tốt và độc đáo. Cho phép khách hàng tham gia thử nghiệm sẽ giúp bạn mau chóng sửa chữa những lỗi trong sản phẩm. Cũng như Sheryl Sandberg, COO của Facebook đã nói “Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” (Done is better than perfect.)
3. Nghiên cứu kĩ về cơ hội thị trường và đối thủ cạnh tranh
Hãy đảm bảo bạn có đủ các thông tin về thị trường và đối thủ, cũng như nắm bắt được những cải tiến và các thông báo gần đây từ đối thủ của mình. Một cách bạn có thể làm là cài đặt thông báo Google mỗi khi có thông tin mới từ nhóm công ty này trên mạng.
Thử tưởng tượng nhà đầu tư sẽ hỏi bạn về cơ hội thị trường và đối thủ cạnh tranh. Không ai dám tự tin nói thẳng “chúng tôi không hề có đối thủ.” Do vậy, hãy chuẩn bị tinh thần ứng phó với những câu hỏi sau:
- Thị trường bạn hướng đến lớn cỡ nào? Công ty bạn sẽ nắm được bao nhiêu phần của thị trường?
- Các đối thủ cạnh tranh của công ty là những ai?
- Những thành quả họ đạt được là gì?
- Đâu là lợi thế cạnh tranh của công ty bạn?
- Bạn cạnh tranh như thế nào trên khía cạnh giá, tính năng và hiệu suất?
- Rào cản của thị trường khi gia nhập là gì?
4. Chuẩn bị các dự báo tài chính chi tiết
Dự báo tài chính sẽ giúp bạn rất nhiều trong kinh doanh vì các lý do sau:
- Xác định thời điểm bạn kinh doanh có lãi.
- Xác định số vốn bạn cần có trước khi có lãi.
- Đưa ra các dự đoán tài chính then chốt (giá trên sản phẩm, chi phí phát triển, chi phí marketing, chi phí nhân sự, chi phí chìm, biên lợi nhuận gộp,…) và đánh giá mức độ hợp lý.
- Có sẵn thông tin để giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư.
Một dự báo tài chính thông thường áp dụng cho giai đoạn 3-5 năm và sẽ bao gồm:
- Báo cáo lời/lỗ.
- Báo cáo dòng tiền.
- Các khoản thu chi.
- Bảng cân đối kế toán.
- Các giả định kế toán (Underlying assumptions).
- Dĩ nhiên, dự báo tài chính có thể không sát với thực tế, nhưng bạn có thể điều chỉnh theo từng chặng của hoạt động kinh doanh.
5. Biết được lý do vì sao startup không được đầu tư
Có nhiều lý do nhà đầu tư từ chối một cơ hội từ startup. Hi vọng những lý do sau đây không đúng với bạn:
- Ý tưởng kinh doanh quá nhỏ.
- Bản kế hoạch đầu tư sơ sài.
- Không chuẩn bị trước các câu hỏi.
- Chưa có kết quả ban đầu.
- Không có đội ngũ nhân sự hợp lý.
- Không hiểu rõ về đối thủ.
- Đối thủ đã quá mạnh và có vị trí vững chắc.
- Dự báo tài chính “viển vông”.
- Sản phẩm hay dịch vụ không đủ thuyết phục.
- Không có kế hoạch tối ưu hoá chi phí và thu hút khách hàng.
- Không có sản phẩm mẫu hoàn chỉnh.
- Nên nhớ, kinh doanh là một chặng đường dài. Có rất nhiều thứ bạn phải chú ý nếu muốn trở nên thành công.