Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 23/02/2019 19:40

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    23/02/2019 19:40
    ID bài viết:
    2165
    Xem:
    1,107
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển
      10.0 trên 10 được 5 bình chọn

      Evoware đặt ra sứ mệnh sáng tạo các giải pháp từ rong biển để góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đồng thời gia tăng khả năng sinh kế của người nông dân trồng rong biển…

      Nhà bán lẻ thực phẩm và nước giải khát Ong Tek Tjan tại Jakarta, Indonesia đã sử dụng một loại cốc đặc biệt để bán kem ăn cho khách hàng của họ. Thay vì bỏ đi cốc đựng kem sau khi ăn xong, khách hàng có thể thưởng thức tiếp chiếc cốc làm từ thạch rong biển có nhiều vị hấp dẫn như bạc hà và trà xanh.

      Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển 0

      Chiếc cốc này là một sản phẩm của Evoware – một công ty startup trẻ của Indonesia có cách tiếp cận phi truyền thống đối với việc cắt giảm lượng rác thải từ bao bì.

      Có lẽ bạn chưa biết rằng cứ năm chai nhựa thì chỉ có một chai được tái chế? Người Mỹ tiêu thụ hơn 8,6 tỉ gallon nước đóng chai mỗi năm (1 gallon tương đương với 3,785 lít nước). Nhưng vấn đề rác thải nhựa không chỉ giới hạn trong nước Mỹ mà cũng rất nghiêm trọng ở các nước đang phát triển thuộc châu Á và châu Phi. Chẳng hạn, Indonesia và Việt Nam là hai trong năm nước có lượng rác thải nhựa xả ra đại dương lớn nhất thế giới. 90% rác thải trôi nổi trên biển là rác nhựa và 70% lượng rác thải đó đến từ các loại bao bì nước uống và thực phẩm.

      Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển 1

      Evoware đặt ra sứ mệnh sáng tạo các giải pháp từ rong biển để góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đồng thời gia tăng khả năng sinh kế của người nông dân trồng rong biển.

      Ý tưởng tạo ra các sản phẩm nhựa sinh học có thể ăn được và tự phân hủy một cách tự nhiên đến từ mối lo ngại về tỷ lệ ô nhiễm cao ở Indonesia. Chúng tôi muốn góp phần chống lại sự bùng nổ rác nhựa đã diễn ra trong những năm qua. Rất nhiều rác nhựa được sản xuất ở đây, phải mất hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa để phân hủy và chúng làm ô nhiễm mọi thứ”, David Christian, đồng sáng lập viên của Evoware, nói.

      Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển 2

      Sau sản phẩm đầu tiên là cốc có thể ăn được như thạch rong biển, công ty đã phát triển các loại bao bì kích cỡ nhỏ dùng để gói và chứa thực phẩm chẳng hạn như bao đựng bánh và “sachet” (gói nhỏ) được dùng để đựng đường, cà phê, gia vị và cả sachet cho sản phẩm không phải là thực phẩm như xà phòng, tăm xỉa răng, v.v…

      Nhựa sinh học của Evoware có thời hạn sử dụng trong hai năm mà không cần dùng chất bảo quản, được phân hủy tự nhiên và có thể sử dụng như một loại phân bón hữu cơ cho cây, tan trong nước ấm và hoàn toàn có giá trị dinh dưỡng. Sản phẩm này cũng có thể được tùy chỉnh theo vị, màu sắc hoặc logo thương hiệu.

      Startup của Indonesia sản xuất bao bì làm bằng rong biển 3

      Vì là công nghệ mới nên sản phẩm vẫn còn đắt so với bao bì nhựa. Điều này có thể sớm thay đổi khi mà mối quan tâm đối với sản phẩm ngày càng tăng lên và giúp hạ giá thành sản xuất.