Những điểm khiến cho nội thất xưa biến thành đồ cổ giá trị cao

    Thảo luận trong Rao vặt khác bắt đầu bởi thuthao9596, 23/06/2020 23:48

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    23/06/2020 23:48
    ID bài viết:
    4901
    Xem:
    612
    Hạng mục:
    III. MUA BÁN
    Rao vặt khác
    Gọi ngay:
    Đắk Lắk, Krông Ana, Krông Ana - Đắk Lắk
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thuthao9596 Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      03/06/2020
      Bài viết:
      4
      Đã được thích:
      0
      Chat với:

      thuthao9596

      Những điểm khiến cho nội thất xưa biến thành đồ cổ giá trị cao
      8.0 trên 10 được 7 bình chọn
      Ngày nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc sập gụ, tủ chè, tràng kỷ… được bày bán với giá hàng tỷ đồng. Đặc biệt, nội thất gỗ càng lâu năm giá càng đắt, thậm chí đắt hơn nhiều so với hàng mới. Điều gì đã khiến cho các món đồ nội thất này được gắn mác là “đồ cổ”? Do chất lượng lâu bền của nó? Do độ hiếm của nó hay do nguồn gốc xa xưa của đồ vật? Hãy cùng cửa hàng thanh lý đồ cũ Đà Nẵng tìm hiểu nhé!
       
      Những điểm khiến cho nội thất xưa biến thành đồ cổ giá trị cao 0
       
      Những điểm cấu thành giá trị của đồ nội thất cổ
      Các loại nội thất gỗ được làm thủ công thường có giá cao hơn các sản phẩm khác. Rất khó có được những sản phẩm tương tự giống nhau như hai giọt nước từ kiểu làm thủ công. Tạo nên tính độc đáo khó tìm của đồ nội thất cổ.
       
      Các nhà sưu tập nội thất cổ đều coi những món đồ trong bộ sưu tập của họ là báu vật. Một trong số những “báu vật” ấy mang giá trị tình cảm với chủ nhân hoặc có bề dày lịch sử, trong khi số khác lại được đánh giá cao bởi độ hiếm của chúng. Nếu một món đồ nội thất nào đó là vật hoàn toàn độc đáo, khó tìm kiếm thì chắc chắn, giá trị của bản thân nó sẽ cao hơn rất nhiều lần so với những vật tương tự nhưng được sản xuất hàng loạt ngày nay.
       
      Các loại nội thất cổ có giá trị cao
      Làm sao để biết được những món đồ nào thực sự có giá trị cổ? Chỉ bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu mới có thể giúp chúng ta có được câu trả lời chính xác.
       
      Sập gụ
      Sập gụ là một tên gọi thông dụng của một bộ sập chân quỳ. Từ xưa đến nay sập gỗ thường được làm bằng gỗ gụ nên “Sập gụ” đã trở thành tên gọi chính thức cho bộ sập gỗ nói chung hay bộ sập gỗ gụ nói riêng. Sập gụ là món đồ nội thất truyền thống chỉ có tại những gia đình quyền quý thời xưa. Đây là loại phản gỗ nguyên khối, dùng thay bàn ngồi tiếp khách hoặc để nằm nghỉ ngơi. Sập được chạm khắc tinh xảo, khéo léo với nhiều hoa văn như tùng, cúc, trúc, mai, sông núi, loài vật… cho đến hoạt cảnh đời thường. Không chỉ vậy, sập gụ còn được làm từ các loại gỗ quý như gụ, trắc, hương… do đó chúng có giá trị lớn, rất được giới đại gia coi trọng.
       
      Tủ chè
      Tủ chè hay tủ chén, tủ Búp-phê (từ tiếng Pháp:buffet là tủ hay bàn dài để thức ăn, chén dĩa) là một loại tủ thường được làm bằng gỗ, được sử dụng trong nhà để cất và chưng, trưng bày các vật dụng ly, tách, ấm, chén dĩa, các loại đồ sành sứ, và rượu để bảo vệ chúng khỏi kiến, gián và bụi bẩn. Tù chè còn có chức năng trang trí và là một trong những yếu tố của đồ nội thất thường được bày trong phòng ăn hay phòng khách.
      Cùng với sập, tủ chè cũng là nội thất không thể thiếu trong nhà đại gia Việt thời xưa. Ngoài việc trưng bày, cất giữ những đồ vật trong gia đình, tủ chè còn có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là làm bàn thờ tổ tiên. Tủ chè được thiết kế theo hình chữ nhật nằm với hai ngăn tủ có cánh được chạm khắc, khảm trai tinh tế, nhiều họa tiết độc đáo. Các họa tiết trang trí trên cánh tủ, viền tủ được gọt giũa khéo léo và khảm trai tỉ mỉ, trau chuốt.
       
      Trường kỷ
      Trường kỷ là loại ghế truyền thống vủa Việt Nam, được ưa chuộng cả 3 miền Bắc Trung Nam. Tuy kiểu dáng có thế khác nhau, nhưng một bộ Trường kỷ về cơ bản gồm có 2 ghế dài và 1 bàn.
      Với những ngôi nhà làng quê Bắc Bộ, bộ ghế trường kỷ xưa chính là những món đồ nội thất quý giá nhất thời bấy giờ. Điểm nổi bật của bộ trường kỷ xưa là được làm theo những tích cổ xưa cũ, những hình ảnh truyền thống như hình rồng, dáng phượng, hoa sen được chạm trổ tỉ mỉ, trau chuốt.
      Mỗi bộ trường kỷ gồm có 2 ghế dài và một bàn. Trường kỷ như một món đồ thân thuộc với nhiều công năng hữu dụng. Khi để uống nước tiếp khách, trở thành bàn ăn khi gia đình đoạn tụ. Với kết cấu nhà ba gian, trường kỷ được kê ngay tại chính diện. Phía sau là bàn thờ gia tiên.
       
      Đôn gỗ
      Đôn gỗ là tên gọi chung của vật dụng được tạo hình bằng gỗ. Có thể gồm nhiều kiểu dáng, kết cấu khác nhau như đôn mặt tròn, đôn mặt vuông, đôn liền khối… Đôn được dùng để kê cao các vật phẩm trưng bày trang trí cho thêm phần trang trọng và thẩm mỹ.
      Các loại đôn gỗ xưa thường được làm bằng gỗ quý, được khảm trai hay chạm trổ cầu kỳ các hình ảnh rồng, phượng, hoa sen, cây trúc… lại đa công năng, có thể dùng như ghế ngồi, bàn phụ kê lọ hoa hay các món đồ trang trí phòng khách khác.