Người thương binh làm giàu thành công trên rẻo cao

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 27/02/2019 08:46

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    27/02/2019 08:46
    ID bài viết:
    2182
    Xem:
    948
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Người thương binh làm giàu thành công trên rẻo cao
      7.0 trên 10 được 1 bình chọn

       Là thương binh hạng 2/4, thương tật 41%, song không cam chịu đau ốm, nghèo khó, ông Bồng cùng gia đình học hỏi, xây dựng mô hình vườn ao chuồng rừng phát triển kinh tế làm giàu nơi rẻo cao…

      Trải qua những năm tháng quân ngũ, rồi tham gia công an viên, ông Từ Viết Bồng (SN 1967) ở thôn An Thành, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trở thành thương binh hạng 2/4, thương tật 41%. Sau nhiều năm, không những thoát nghèo, gia đình ông Bồng đã vươn lên làm giàu, đóng góp vào nhiều chương trình xây dựng quê hương.

      Người lính can trường

      Sau cuộc điện thoại ngắn với Chủ tịch UBND xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Trần Văn Ngọc, chúng tôi được “chỉ điểm” tới ngay nhà thương binh Từ Viết Bồng. Từ lâu, Quang Kim được biết tới là rốn lũ của huyện Bát Xát cũng như tỉnh Lào Cai. Nhưng với nghị lực của người dân và địa phương, kinh tế của địa phương này ngày càng phát triển, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013.

      Người thương binh làm giàu thành công trên rẻo cao 0

      Ông Bồng chăm sóc đàn gà thả vườn của gia đình

      Tiếp chúng tôi trong căn nhà hai tầng khang trang, ông Bồng cho biết, bản thân sinh ra và lớn lên tại mảnh đất rốn lũ Bát Xát. Từ nhỏ đã thấy cuộc sống xung quanh quá nghèo khó, khoai sắn nhiều khi ăn còn chả no cái bụng, nói gì chuyện cơm trắng, thịt cá như bây giờ.

      Năm 1988, ông xung phong tham gia nghĩa vụ quân sự, đóng quân tại Tiểu đoàn 2, huyện Bát Xát. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất sắc trở về địa phương, năm 1991 ông Bồng làm công an viên xã Quang Kim. Vài năm sau, ông được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Trưởng công an xã.

      Ông Bồng chia sẻ, ngày 13/8/1996 có lẽ là ngày nhớ nhất trong cuộc đời ông. Mỗi lần nhớ lại, ký ức trong ông lại ùa về như mới hôm qua. Đó lần vây bắt tội phạm nguy hiểm có vũ khí, ông đã bị chúng dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt. Mặc dù bị thương nặng, nhưng ông vẫn kiên quyết không cho chúng chạy thoát. Vừa đuổi bắt đeo bám đối tượng, ông Bồng vừa tri hô cho đồng đội, người dân biết. Với sự hỗ trợ kịp thời của đồng đội, hai đối tượng nguy hiểm đều đã bị bắt giữ. Ông Ngất đi, khi tỉnh dậy đã thấy mình mẩy đau đớn, băng bó khắp người, nằm trong bệnh viện.

      Sau vài tháng điều trị, ông Bồng được xuất viện với tỷ lệ thương tật 41%, được công nhận là thương binh hạng 2/4. Ông xin nghỉ việc, trở về cuộc sống đời thường. Sức khỏe không còn như trước, ông gặp rất nhiều khó khăn từ chuyện vận động, ăn uống. Mỗi khi trái gió, trở trời, cơn đau ập đến như muốn chết đi sống lại. Nhưng điều lo lắng nhất là làm sao phải lo cho 6 miệng ăn trong nhà, bởi ông là trụ cột, là lao động chính trong gia đình. Những ngày tháng khó khăn, bộn bề đang chờ một người lính can trường.

      Người thương binh làm giàu thành công trên rẻo cao 1

      Mô hình nuôi lợn đen của ông Bồng

      Ông Bồng chia sẻ, việc phát triển kinh tế, thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu là không khó đối với bất kỳ ai nếu thực sự có quyết tâm. Sắp tới đây, ông còn ấp ủ một số dự định, như đưa một số giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao để thử nghiệm.

      Nhấp chén nước chè, ông Bồng bảo, khi đó cũng phải đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với những cơn đau từ vết thương tái phát không dễ dàng chút nào. Đêm nằm, ông vắt tay lên trán suy nghĩ “Mình từng đi bộ đội, rồi làm công an xã, súng đạn chẳng giết được mình không lẽ giờ cứ cam chịu cảnh nghèo đói mãi. Sẽ phải làm gì đó để thoát nghèo, sống như vầy mãi sao được!?”.

      Quyết tâm làm giàu

      Với quyết tâm phải vượt qua cái đói, cái nghèo cho cha mẹ, vợ con bớt khổ, ông Bồng nhận đất trồng rừng, đào ao thả cá, chăn nuôi gà vịt theo mô hình Vườn – ao – chuồng – rừng (VACR). Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những ngày đầu, ông tập trung chăn nuôi gà, lợn… lấy tiền trang trải cuộc sống cũng như tích lũy đầu tư trồng rừng và đào ao thả cá.

      Hai con của ông đã tốt nghiệp đại học và đang công tác ở huyện Bát Xát. Điều mà trước đây khi phục viên, ông có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới.Sau hơn chục năm lăn lộn đến nay, ông Bồng đã có một cơ ngơi khang trang. Căn nhà hai tầng được ông xây cách đây 3 năm trị giá hơn 500 triệu đồng. Kinh tế phát triển, ông có điều kiện nuôi các con ăn học đầy đủ.

      Năm 2016, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, xã Quang Kim bị thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, gia đình ông cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhờ sự giúp đỡ của người thân, bà con trong xóm, ông Bồng đã nỗ lực khắc phục hậu quả, tích cực gây dựng lại việc nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm, trang trại của ông xuất đi hàng chục tấn cá ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

      Từ mô hình tổng hợp VACR của gia đình ông Bồng, nhiều gia đình trong xã đã học tập, làm theo và vươn lên thoát nghèo. Không chỉ hướng dẫn đơn thuần bằng lời nói, ông Bồng còn đến tận các hộ gia đình để cầm tay, chỉ việc.

      Sau nhiều năm làm trang trại, giờ ông Bồng gần như là một kỹ sư nông nghiệp thực thụ. Ông bảo, cái gì làm mãi rồi cũng quen thôi, mình làm được rồi thì hướng dẫn lại người ta, quanh mình còn nhiều gia đình khó khăn lắm.

      Người thương binh làm giàu thành công trên rẻo cao 2

      Tận dụng mặt ao nuôi cá, ông Bồng nuôi thêm vịt, ngan, ngỗng

      Với những thành tích trong công tác cũng như phát triển kinh tế gia đình, ông Bồng đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cáo quý như Huân chương Chiến công hạng Ba cùng nhiều Bằng khen của các Bộ ngành Trung ương và địa phương.

      Ngoài tập trung phát triển kinh tế, ông Bồng còn tích cực tham gia công tác xã hội.

      Hiện ông đang giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quang Kim.

      Trên cương vị của mình, ông tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, bà con chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

      Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, cùng với tập thể cấp ủy, chính quyền xã, ông Bồng đã góp phần không nhỏ trong việc vận động người dân góp tiền, ngày công để xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới năm 2013.

      Chúng tôi đánh giá rất cao tấm gương vượt khó của ông Bồng trong phát triển kinh tế cũng như tham gia công tác xã hội thời gian qua. Với cương vị là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, ông Bồng đã vận động các hội viên hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường giao thông nông thôn cũng như xây dựng các công trình phúc lợi khác”, Chủ tịch UBND xã Quang Kim, Trần Văn Ngọc cho biết.

      Trồng cây gì, nuôi con gì nhọc hơn… bắn súng

      Hiện tại, gia đình ông có hơn 1ha mặt nước nuôi cá, gần 6ha rừng trồng mỡ, keo… Mỗi năm, trừ chi phí, mô hình kinh tế tổng hợp này cho gia đình ông thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng.

      Ông kể, thời gian đầu bắt tay vào xây dựng mô hình, cái gì cũng như gà mắc tóc. Cả đời ông quen với súng đạn, điều đi bắt tội phạm hay thi bắn súng thì dễ ẹc, nhưng làm nông nghiệp lại là chuyện khác.

      Từ việc trồng cây gì, nuôi con gì, rồi nuôi ra làm sao… quả là một bài toán khó. Ông lân la tới nhiều nơi có mô hình đã phát triển, đọc thêm sách báo kỹ thuật để lấy kiến thức sản xuất. Ông Bảo, nhớ lại thời gian đó, quả là khó nhọc, có cả “máu và nước mắt” để gây dựng lên mô hình kinh tế như bây giờ.

      Tựa bài do enternews đặt