Nên bón phân cho sầu riêng như thế nào để đạt năng suất cao

    Thảo luận trong Thắc mắc,góp ý bắt đầu bởi qnhan10a3, 01/12/2018 09:38

    Giá (VNĐ):
    2,000,000
    Ngày đăng:
    01/12/2018 09:38
    ID bài viết:
    1767
    Xem:
    843
    Hạng mục:
    VII. THÔNG BÁO , NỘI QUI DIỄN ĐÀN
    Thắc mắc,góp ý
    Gọi ngay:
    Quận 9, Quận 9 - TP HCM, TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    67 nam hoa
    Xem bản đồ
    1. qnhan10a3 Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      29/10/2018
      Bài viết:
      89
      Đã được thích:
      0
      Chat với:

      qnhan10a3

      Nên bón phân cho sầu riêng như thế nào để đạt năng suất cao
      10.0 trên 10 được 5 bình chọn

      máy phun phân bón

      Trong thời kỳ cây tơ (1-3 năm tuổi), nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:

      Năm đầu tiên: Bón theo tỷ lệ 2:2:1 (cho N:P:K) với 600g phân hỗn hợp/cây 16-16-8, bón vùi vào đất cách gốc từ 20-30cm.

        – Năm II và III: Bón theo tỷ lệ 2:1:1 hay 2:1,5:1 tuỳ theo đất. Cụ thể năm II bón 500g 20-20-15 và 200g urê/cây. Năm iii nên thêm 100g 20-20-15 và 50g urê/mỗi gốc.

      Sầu riêng tơ chịu nắng kém nên trong mùa khô phải che bớt 50% lượng nắng chiếu, đặt biệt là hướng tây, để cây tăng trưởng tốt.

        – Năm cho trái: Sầu riêng rất “kị” loại phân có chứa chất clor (như cluor kali, clor calci, muối ăn, tro bếp…)vì dể làm trái bị sượng. Các loại phân hỗn hợp đều có 3 màu, màu đỏ của phân thường do nhà sản xuất trộn bằng Clorrua kali nên không phù hợp cho sầu riêng đang mang trái. Ngược lại, bón thừa phân Magnê cũng làm trái dễ bị sượng (nhất là khi thiếu calci), vì vậy không nên bón phân hỗn hợp giàu Maghê. Nên dùng phân bón hỗn hợp N-P-K có chứa lưu huỳnh (S), thí dụ như 20-20-15-13 S vì cây cần nhiều S để tạo mùi thơm của trái. Cũng có thể cung cấp S cho cây ở dạng phân SA (đạm có lưu huỳnh) hay Sulfat kali (kali có lưu huỳnh) để tăng phẩm chất trái.

        Tổng quát, có thể bón phân N-P-K cho sầu riêng vào giai đoạn cho trái với tỷ lệ 4:2:1 gồm có: 600g phân 20-20-15 (có S) + 0,5 kg Super lân + 0,5 kg urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% mỗi năm đến khi cây cho trái ổ định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này được chia làm bốn lần bón như sau:

      may phun phan bon

         + Sau khi thu hoạch trái:Bón ½ lượng urê + ½ super lân + 1/3 lượng N-P-K (vùi phân trong pạm vi tán).

         + Từ 15-30 trước khi ra hoa: cũng bón lượng phân giống như trên.

         + Vào một tháng sau khi đậu trái: bón 1/6 lượng N-P-K.

         + Vào hai tháng sau khi đậu trái: Cũng bón 1/6 N-P-K như trên.

      Trên đất nghèo dinh dưỡng, nên bón thêm 20-30 kg/cây phân hữu cơ hoai mục để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt, để tăng khả năng thụ trái của sầu riêng, nên phun các loại phân bón lá giàu Boron (B), hoặc phun dung dịch chứa 0,05% Boran (hàn the) vào lúc cây ra nụ hoa để cây đậu được nhiều trái.