Kỹ thuật bón phân cho lúa ở miền nam

    Thảo luận trong Thắc mắc,góp ý bắt đầu bởi qnhan10a3, 16/11/2018 13:24

    Giá (VNĐ):
    50,000,000
    Ngày đăng:
    16/11/2018 13:24
    ID bài viết:
    1718
    Xem:
    867
    Hạng mục:
    VII. THÔNG BÁO , NỘI QUI DIỄN ĐÀN
    Thắc mắc,góp ý
    Gọi ngay:
    Quận 9, Quận 9 - TP HCM, TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    025028520
    Xem bản đồ
    1. qnhan10a3 Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      29/10/2018
      Bài viết:
      89
      Đã được thích:
      0
      Chat với:

      qnhan10a3

      Kỹ thuật bón phân cho lúa ở miền nam
      8.0 trên 10 được 5 bình chọn

      * Phân bón gốc:

      Lượng phân bón cho lúa tùy thuộc vào giống lúa, mùa vụ và loại đất. Bảng dưới đây trình bày cách bón phân cho lúa ngắn ngày trên một số loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.Thời vụ:

      -Vụ Đông Xuân là vụ chính, nắng tốt, ít mưa, cây quang hợp tốt, cho năng suất cao nếu đầu tư phân hợp lý.

      -Vụ Hè Thu: mưa nhiều, dễ đỗ ngã, sâu bệnh nhiều, cần hạn chế phân đạm

      -Vụ Thu Đông: Tùy đất, tùy giống, có thể bón phân như vụ Đông Xuân

      Giống:

      Giống ngắn ngày hiện nay đa số từ 85-105 ngày, do đó cách bón phân cho mỗi loại cũng khác nhau, đặc biệt là giai đoạn đón đòng (bón tống). Thông thường bón giai đoạn thúc 1 (giai đoạn mạ): 7-10 ngày, chủ yếu bón đạm. Giai đoạn đẻ nhánh (18-25 ngày): đạm và lân. Giai đoạn đòng trổ: đạm và kali. Nên quan sát tình trạng của cây để quyết định số lượng và ngày bón (không ngày, không số) và nên sử dụng bảng so màu lá lúa để quyết định lượng phân đạm. Tùy loại giống có đáp ứng nhiều hay ít phân mà quyết định số lượng.

      Kỹ thuật canh tác:

      Nên sạ thưa, sạ hàng hoặc cấy. Nên áp dụng nặng đầu nhẹ đuôi. Khi bón phân cần giữ mực nước 3-5cm trên ruộng để tránh mất phân. Kiểm tra bờ đê tránh rò rỉ nước. Cần tránh bón phân khi lúa đang nhiễm bệnh (đặc biệt là phân đạm), sau khi xử lý hết bệnh, vết bệnh khô mới bón phân.

      Đất:

      Tùy vùng đất là đất cồn ven sông, đất thịt, đất phèn nhẹ, phèn trung bình, phèn nặng để quyết định. Đất canh tác 2 vụ, đất 3 vụ lúa, đất 2 lúa 1 màu xử lý khác nhau. Trên cùng mảnh ruộng, có nơi gò nơi trũng dựa vào kinh nghiệm để bón. Môt số nông dân giỏi khi bón phân chừa lại một ít của mỗi lần bón, sau 2-3 ngày bón vá áo để đảm bảo cả quần thể ruộng nhận dinh dưỡng đồng đều như nhau.

      Loại và lượng phân bón:

      Số liệu sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì loại phân và lượng phân khi bón cho lúa tùy thuộc vào các điều kiện như: đất đai, giai đọan sinh trưởng, mùa vụ, giống, màu sắc cây, tình hình sâu bệnh, thời tiết … mà quyết định.

      Vụ Đông Xuân: Có thể áp dụng công thức: 90–100 N – 40-60 P2O5 – 30-40 K2O.

      Vụ Hè Thu: Có thể áp dụng công thức: 80-90 N – 50-60 P2O5 – 30-40 K2O.

      Vụ Thu Đông: Áp dụng công thức phân bón tương tự như vụ Đông Xuân.

      Công thức trên để tính các nguyên tố đa lượng nguyên chất trên mỗi ha cần cung cấp.

      Tùy loại phân mua trên thị trường để tính số lượng cụ thể. Thị trường hiện nay có phân đơn (1 nguyên tố dinh dưỡng), phân hỗn hợp (2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên) và phân chuyên dùng (nhà sản xuất đã tính toán để người dân đến thời điểm bón theo số lượng đã định sẳn để bón cho từng loại cây trồng). Khi mua phân cần xem kỹ thành phần trên bao bì để biết số lượng dưỡng chất cần cung cấp.

      Một số phân phổ biến trên thị trường hiện nay:

      – Phân Urê: Thông thường 46%, tức 100kg phân (2 bao) chứa 46kg N nguyên chất.

      – Phân Lân Văn Điển – Ninh Bình: 15-17%, tức 100kg phân chứa 15-17kg P2O5 (lân) nguyên chất.

      – Phân Lân Super Phosphate Long Thành: Chứa 17-20kg P2O5 trong 100kg phân.

      – Phân Clorur Kali: Thông thường chứa 60 K2O, cũng có loại 30 K2O (cần tính toán kỹ, đôi khi dễ nhầm lẫn vì hàm lượng chỉ 50% phân 60 K2O).

      – Phân hỗn hợp:

      DAP: 18-46-0 : Trong 100kg phân (2 bao) chứa 18kg N và 46kg P2O5

      NPK: 16-16-8 : Trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O.

      NPK: 20-20-15 : Trong 100kg phân chứa 20kg N, 20kg P2O5 và 15kg K2O.

      Theo quy ước ghi trên bao bì, số đầu tiên thường là N, kế đến là P và K. Ngoài ra sẽ có một số trung và vi lượng đi kèm theo.

      Rất nhiều loại phân bón khác do nhiều hãng sản xuất cũng áp dụng như trên.

      Để đáp ứng công thức phân 90–100 N – 40-60 P2O5 – 30-40 K2O, nếu sử dụng phân đơn ở vụ Đông Xuân:

      * 90-100N, cần 200kg Urê chứa 92kg N, gia giảm theo tình trạng cây.

      * 40-60 P2O5 3 loại phân trên. Nếu sử dụng Lân Văn Điển hoặc Ninh Bình nên bón lót (phân nung chảy – chậm tan), phân Supper có thể bón thúc lần một và tránh sử dụng ở đất phèn.

      * 30-40 K2O cần 50-70kg KCl 60%.

      * Phân bón lá:máy phun phân bón cho lúa

      Cây lúa có thể hấp thu nhanh và hiệu quả các chất dinh dưỡng qua lá. Phun phân qua lá là biện pháp bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất vi lượng trong giai đoạn khủng khoảng chất dinh dưỡng của cây tại các thời điểm đẻ nhánh, làm đòng, trước trỗ và sau trỗ.

      + Thời kỳ cây con, đẻ nhánh (15-20 NSS): Sử dụng chất kích thích sinh trưởng Dekamon 22.43SL: pha 5ml/bình 16L, phun 2 bình/1.000m2 hoặc phân bón lá Foliar Blend: pha 50 ml/bình 16L; 2 bình/1.000m2 hoặc phân bón lá Tekka: pha 10g/bình 16L; 2 bình/1.000m2;

      + Thời kỳ làm đòng (40-45 NSS), trước trỗ (55-60 NSS) và sau trỗ (70-75 NSS): Sử dụng phân bón lá Hoàng Hổ Si: pha 50 ml/bình 16L, phun 2 bình/100m2.may phun phan bon honda