GỖ CAO SU VIỆT NAM
Gỗ cao su là nguyên liệu được khai thác 100% từ cây cao su, một trong những cây trồng có giá trị kinh tếcao của nước ta. Cây cao su được du nhập từ châu Mỹ từ nhiều năm trước, cây cao su đã và đang giúp nước ta khai thác hiệu quả kinh tế từ mủ cao su và thân cao su. Không chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp lấy mủ cao su mà ngày nay cây cao su còn góp phần cung cấp gỗ chất lượng cao cho ngành công nghiệp gỗ.
Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA GỖ CAO SU
Gỗ cao su thường có màu vàng nhạt, giác lõi không phân biệt, vòng sinh trưởng rõ ràng. Độ ẩm của gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khối lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.
Cây cao su thuộc dòng heverea là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện về địa lý và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.
Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều khoảng từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là tốt nhất.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG GỖ CAO SU
Có một tính năng của gỗ cao su đã khiến nó là một nguyên liệu rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Gỗ cao su là gỗ được xem là đứng nhất về mặt sinh thái “thân thiện” được sử dụng trong ngành công nghiệp đồ nội thất ngày nay. Sau khi đời sống kinh tế của cây cao su (trung bình là 26-30 năm) sản lượng mủ cao su trở nên cực kỳ thấp và các chủ đồn điền sau đó sẽ thay thế cây cao su già và trồng cây mới. Vì vậy, không giống như các loại gỗ khác được cắt giảm cho mục đích duy nhất của sản xuất đồ nội thất, cây cao su chỉ được sử dụng sau khi nó hoàn thành chu kỳ cho mủ và chết. Do đó gỗ này là thân thiện môi trường theo nghĩa là chúng tôi đang sử dụng những gì còn lại của một chu kỳ kinh tế khác nhằm chống lãng phí.
Ngoài ra, gỗ cao su được đánh giá cao bởi có thớ gỗ dày, ít co rút, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Qua nhiều quy trình tẩm sấy gỗ cao su rất chắc và có khả năng chống mối, mọt, vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn không sợ nước hoặc độ ẩm cao. Với những công ty chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.
Như vậy có thể thấy, việc sử dụng gỗ cao su không những mang lại giá trị kinh tế mà còn rất thân thiện môi trường.