Điện 1 pha là gì ?
- Khái niệm: điện 1 pha là dòng điện được lấy từ 2 dây dẫn, trong đó 1 dây được lấy từ mạng điện 3 pha và 1 dây lấy từ dây trung tính của mạng điện, hay còn gọi là dây lửa và dây nguội.
- Hiệu điện thế: tại Việt Nam thì hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V. Tuy nhiên trên thực tế ở một số quốc gia khác ví dụ như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, điện áp 1 pha theo quy chuẩn thấp hơn: 100V, 110V, 120V,…
- Đối tượng sử dụng: điện 1 pha từ lâu đã được sử dụng dày đặc và phổ biến trong các việc sinh hoạt gia đình, dùng cho các thiết bị công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Một số loại thiết bị có thể kể đến là điện dân dụng như đèn, đèn ngủ, quạt, quạt trần, nồi lẩu, bàn là, bếp điện từ,…Và đây cũng là dòng điện quen thuộc với chúng ta nhất từ trước cho đến nay.
Điện 2 pha là gì ?
- Khái niệm: theo quy ước của ngành điện thì số pha sẽ được tính bằng với số dây nóng. Vì vậy, điện 2 pha sẽ có 2 dây nóng, thực tế thì điện 2 pha là một loại điện rất đặc biệt. Sở dĩ khái niệm điện 2 pha ít người biết đến bởi nó mới được phát minh cách đây không lâu. Thông qua việc nghiên cứu và chế tạo máy ổn áp, dòng sản phẩm ổn áp ra đời sau này có loại có 2 pha lửa. Về cơ bản, máy này sẽ sử dụng 2 dây pha nóng bất kì đấu vào đầu vào (input), không cần dây trung tính, và lấy ra được điện 1 pha ở đầu ra (output).
- Hiệu điện thế: trên thực tế thì ở đầu ra cả 2 dây đều là dây nóng tuy nhiên có 1 dây có trị số rất thấp, khoảng từ 3V~5V, vì vậy vẫn tạo ra hiệu điện thế U = 220V để sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha.
- Đối tượng sử dụng: sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha như các thiết bị điện dân dụng,…
Điện 3 pha là gì ?
- Khái niệm: hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây trung tính. Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. Đường điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính. Vì vậy hệ thống điện của chúng ta thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh (dây trung tính). Các bạn có thể thấy rõ điều này khi quan sát các đường dây điện hạ thế quanh khu vực đang sinh sống.
- Hiệu điện thế: cũng giống như điện 1 pha, điện 3 pha ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào lịch sử, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, công nghệ….và một số yếu tố khác. Theo mình tìm hiểu được thì mỗi quốc gia sẽ có giá trị điện áp 3 pha như sau: 380V/3F – Việt Nam, 220V/3F – Mỹ, 200V/3F – Nhật Bản
- Đối tượng sử dụng: điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Trên thực tế thì nhiều hộ gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm một chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha phục vụ cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha. Tuy nhiên chúng ta sẽ thấy điện 3 pha dùng nhiều nhất là vận hành các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, xay xác lúa gạo, có các băng chuyền sản xuất,…
Cách phân biệt đơn giản giữa dòng 1, 2 và 3 pha:
Chúng ta có thể không cần biết qua nhiều kiến thức khi muốn xác định đâu là nguồn 1,2 và 3 pha. Một mẹo để các bạn có thể phân biệt dù không biết quá nhiều đó là nhìn vào số dây và loại day nguồn điện sử dụng. Cụ thể như sau:
- Mạng điện 1 pha: là dòng điện có 2 dây nóng và 1 dây lạnh.
- Mạng điện 2 pha: tức là có 2 dây nóng và không sử dụng dây trung tính.
- Mạng điện 3 pha: thì có tới 4 dây; bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh.
Phân loại điện 3 pha như thế nào ?
Hiện tại trên thực tế hiện nay chúng ta sẽ có 2 loại điện 3 pha khác nhau ở số dây sử dụng đó là:
- Lưới điện 3 pha – 3 dây: dùng để truyền tải không cần dây trung tính điện áp trong khoảng (15Kv – …..), dùng khi tải không cần điện áp pha( chỉ tạo được 1 cấp điện áp) ưu điểm về mặt kinh tế, tiết kiệm dây. Bạn có thể hiểu nôm na như thế này : đặt ra tình huống 1 dây dẫn bị đứt, rơi xuống đất (chạm đất) thì 2 pha còn lại vẫn hoạt động bình thường nhưng điện áp không còn ở giá trị Udm nữa rồi. Khi có người chạm vào dây bị đứt thì sẽ bị tai nạn điện
- Lưới điện 3 pha – 4 dây: sử dụng cho mạng hạ thế cấp trực tiếp tới thiết bị nên có dây trung tính, tạo được 2 cấp điện áp dây và pha, nhược điểm là tốn dây. ngược lại với điện 3 pha 3 dây, khi có 01 dây chạm đất thì rơ-le đầu nguồn sẽ tác động cắt hết 3 pha.
Ưu điểm của dòng điện 3 pha là gì ?
Theo cá nhân mình thấy thì mỗi dòng điện như 1 pha hay 3 pha đều có những ưu điểm riêng cả, tùy vào từng yếu tố mà chúng ta có thể sử dụng cho phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên mình thấy các ưu điểm lớn của điện 3 pha sẽ là:
- Việc truyền tải điện năng bằng mạch điện sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn hơn điện 1 pha.
- Dòng điện 3 pha luôn có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn rất nhiều so với dòng điện xoay chiều 1 pha.
- Được sử dụng cả cho mạng lưới điện của gia đình và công nghiệp, nhưng để sử dụng cho gia đình bạn cần phải sử dụng ổn áp.
Cách tạo ra nguồn điện 3 pha như thế nào ?
Để tạo ra được nguồn điện 3 pha cần sử dụng mát phát điện xoay chiều 3 pha gồm:
- 3 dây quấn AX, BY, CZ và nam châm điện
- Các dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và được đặt lệch nhau một góc 2pi/3 trong không gian.
Điện 3 pha có nguyên lý hoạt động: khi quay nam châm với vận tốc không đổi từ trường sẽ lần lượt quét qua các dây quấn và cảm ứng vào trong dây quấn, khi đó sức điện động xoay chiều cùng biên độ, tần số và lệch pha nhau 1 góc 120 độ nếu xét về mặt thời gian là 1/3 chu kì. Tải 3 pha thường là động cơ điện 3 pha với các tổng trở của các pha là A,B,C của tải là Za, Zb,Zc. Khi nối điện 3 pha bằng hình sao ta sẽ có 3 điểm cuối là X, Y, Z nối với nhau tạo thành điểm trung tính O. Cách nói còn lại là nối hình tam giác sẽ là đầu pha này nối với cuối của pha kia.
Điện 3 pha là gì ?
Công tơ điện là gì ?
Servo motor là gì ?