Đi tìm hạnh phúc: Con đường giúp nữ nhân viên Pizza Hut thành công xây dựng công ty 4 tỷ USD

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi admin2, 11/09/2018 21:46

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    11/09/2018 21:46
    ID bài viết:
    1294
    Xem:
    1,134
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    0939093584
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. admin2 Thành viên cấp 1

      Tham gia ngày:
      28/08/2018
      Bài viết:
      78
      Đã được thích:
      1
      Chat với:

      admin2

      Đi tìm hạnh phúc: Con đường giúp nữ nhân viên Pizza Hut thành công xây dựng công ty 4 tỷ USD
      10.0 trên 10 được 10 bình chọn

      Từng là một nhân viên phải chạy ăn từng bữa tại Pizza Hut trước khi trở thành nhà đồng sáng lập của công ty trị giá gần 4 tỷ USD, câu chuyện khởi nghiệp của Nichole Mustard mang đến một bài học giá trị: Hãy ưu tiên đi tìm hạnh phúc, vì nó sẽ giúp bạn vượt qua hết tất thảy sóng gió của cuộc đời.

      Đi tìm hạnh phúc: Con đường giúp nữ nhân viên Pizza Hut thành công xây dựng công ty 4 tỷ USD 0

      Nữ doanh nhân Nichole Mustard – nhà đồng sáng lập của Credit Karma. Ảnh: Business Insider

      Mặc dù thành danh tại Silicon Valley, song câu chuyện khởi nghiệp của Nichole Mustard lại khác hẳn so với những nhà sáng lập startup công nghệ điển hình của nơi này. Cô không tự học lập trình từ khi còn nhỏ, không theo học tại đại học Stanford và cũng chẳng thực tập tại bất kỳ gã khổng lồ công nghệ nào trước khi lập nghiệp. 

      Sau khi ra trường, Nichole có một chân quản lý thực tập tại Pizza Hut trong khi sống chung với người bạn tại một căn hộ giá bèo ở Los Angeles. Tuy nhiên, ngày hôm nay, cô đã là một trong số 3 nhà đồng sáng lập của Credit Karma – công ty dịch vụ theo dõi điểm tín dụng được định giá gần 4 tỷ USD, theo thông tin từ website PitchBook.

      Và, câu chuyện khởi nghiệp của Nichole mang đến một bài học đầy giá trị: Hãy ưu tiên đi tìm hạnh phúc, vì nó sẽ giúp bạn vượt qua hết tất thảy sóng gió của cuộc đời.

      Hành trình đi tìm hạnh phúc

      Lớn lên ở vùng quê hẻo lánh Coldwater thuộc bang Ohio, Mỹ, Nichole sở hữu tấm bằng tốt nghiệp ngành động vật học của trường Đại học Miami. Cô vẫn hằng ao ước được trở thành một nhà khoa học cho tới khi nhận ra, điều này đồng nghĩa với việc phải dành phần lớn thời gian chôn chân trong phòng thí nghiệm cùng… lũ chuột.

      Cười lớn, cô nhớ lại: “Tôi yêu mến con người. Thế nên, làm việc trong phòng thí nghiệm cùng với lũ chuột xung quanh thực sự không phải là một tương lai xán lạn gì cho lắm”.

      Sau khi quyết định từ bỏ chuyên ngành của mình, Nichole cảm thấy lạc lối. Vì vậy, cô đã tự hứa với lòng rằng, bản thân sẽ phải luôn luôn sống hạnh phúc. Tuy nhiên, lại có một vấn đề phát sinh: Nichole hoàn toàn không biết mình sẽ phải sống như thế nào mới có thể chạm tay vào hạnh phúc cả. Do đó, cô đã dành những ngày cuối tuần chu du vòng quanh nước Mỹ, khắp nơi này sang nơi khác, để đi tìm hạnh phúc cho riêng mình.

      Và, đó cũng lý do khiến cô đặt chân đến những bãi biển đầy nắng của vùng bờ Tây nước Mỹ. Xách vali lên là đi, Nichole dọn tới Los Angeles mà không nghề ngỗng, không nơi nương thân và cũng chẳng có bất kì mối quan hệ nào. May mắn thay, một người bạn của bạn cho Nichole ở chung và cô cũng sớm tìm được công việc đầu tiên: Quản lý thực tập tại Pizza Hut.

      Mặc dù hạnh phúc với quyết định dọn tới sống tại California, song Nichole lại không thể nhìn thấy được tương lai của mình ở Pizza Hut. Cô nhớ lại: “Lúc nào tôi cũng miên man suy nghĩ: Điều gì mới khiến cho mình hạnh phúc đây?”.

      Do ưa thích đầu tư và giúp đỡ người khác, Nichole đã đi học và được cấp chứng chỉ chuyên viên lập kế hoạch tài chính. Rồi chẳng mấy chốc, cô đã xây dựng được một mô hình làm ăn khá phát triển. Thế nhưng, chính vào lúc này, cuộc sống của Nichole lại một lần nữa quay ngoắt 180 độ. Khi đó, người yêu của cô sắp sửa có một công việc mới ở Boston. Và thế là, cuộc đời Nichole lại bước tiếp sang một trang mới. Cô bán công ty của mình ở Los Angeles để chuyển đến Boston và làm đám cưới ít lâu sau đó.

      Cũng chính tại Boston, Nichole may mắn tìm thấy công việc đã mãi mãi thay đổi cuộc đời mình. Nữ doanh nhân khi đó đã trở thành giám đốc bán hàng cho một startup công nghệ đang lên – Compete.com – một website chuyên đo lường lượng truy cập người dùng. Và, nhờ đảm nhiệm vai trò phát triển quan hệ đối tác, Nichole có cơ hội gặp gỡ Kenneth Lin – một trong 2 nhà đồng sáng lập Credit Karma với cô sau này. 

      Khi đó, Lin còn đang làm việc cho một công ty tên E-Loan, song đã manh nha ý tưởng kinh doanh mới: Cung cấp dịch vụ giúp khách hàng theo dõi điểm tín dụng một cách dễ dàng hơn. Nhận thấy kinh nghiệm cùng các mối quan hệ trong ngành tài chính, cũng như tinh thần lao động hăng say và thái độ sống tích cực của Nichole, Lin đã ngay lập tức xem cô là một người bạn đồng hành tuyệt vời cho việc xây dựng startup. Sau đó, cả hai đã mời thêm được Ryan Graciano tham gia dự án và bắt đầu triển khai ý tưởng của mình.

      Đi tìm hạnh phúc: Con đường giúp nữ nhân viên Pizza Hut thành công xây dựng công ty 4 tỷ USD 2

      Bộ 3 quyền lực của Credit Karma: Kenneth Lin, Nichole Mustard và Ryan Graciano. Ảnh: Forbes

      Dự án startup suýt nữa thì “chết từ trong trứng”

      Để theo đuổi dự án startup của mình, Nichole đã bán nhà, cắt giảm 60% thu nhập và thuyết phục người yêu dọn đến San Francisco. Nhằm tiết kiệm chi phí, Credit Karma đã mở văn phòng đầu tiên ngay tại “tầng bốn của một quán bar nhìn ra cầu vượt tại San Francisco”, Nichole nói. “Chắc các bạn cũng tưởng tượng ra được căn phòng khi đó nồng nặc mùi như thế nào rồi đấy”, cô bổ sung.

      Nhờ những mối quan hệ trong ngành tài chính, 3 nhà đồng sáng lập đã thuyết phục được công ty TransUnion cho phép họ truy cập dữ liệu điểm tín dụng một cách miễn phí. Sau đó, một phóng viên của tờ American Banker biết chuyện và viết về dự án của họ. Bài viết được lan truyền một cách rộng rãi trên trang Reddit cũng như nhiều website khác. “Danh sách khách hàng của chúng tôi từ 10 người/ngày bỗng chốc tăng lên 10 người/phút”, Nichole nhớ lại. 

      Hãy ưu tiên đi tìm hạnh phúc, vì nó sẽ giúp bạn vượt qua hết tất thảy mọi sóng gió của cuộc đời này!

      Với cô, đó thực sự là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, niềm vui đó chỉ kéo dài được đúng 5 ngày, trước khi tin dữ ập đến với bộ ba. TransUnion đã gửi cho họ một bức thư qua FedEx và thông báo sẽ không cho phép Credit Karma truy cập dữ liệu điểm tín dụng như đã thoả thuận từ trước nữa; đồng nghĩa với việc startup của bộ ba có nguy cơ “chết ngay từ trong trứng”.

      “Hoàn cảnh lúc đó thật sự đáng sợ. Đó là thời điểm cực kỳ khó khăn. Tôi đã ‘rầu thúi ruột’ suốt nhiều ngày liền. Thời điểm đó là vào tháng 3/2018. Tôi vừa chuyển nhà hồi tháng 12. Người yêu tôi thì đã nghỉ làm và đang lo tìm công việc mới. Vậy mà dự án lại sắp sụp đổ ư? Đùa với tôi chắc? Dù gì thì, tới tận ngày hôm nay, tôi vẫn không mở tài khoản FedEx”, Nichole nhớ lại.

      TransUnion đã cho họ thời hạn 30 ngày trước khi chính thức chặn quyền truy cập. Nichole và 2 người bạn đã mất tới 29 ngày để chuẩn bị mọi thứ cũng như thu xếp một cuộc hẹn với Chủ tịch của TransUnion – John Danaher. Cuối cùng, họ cũng “dỗ ngọt” được vị chủ tịch và thuyết phục ông tiếp tục theo đuổi dự án.

      “Bức tường gạch” mang tên Sand Hill

      Vượt qua được thử thách ban đầu, công việc cũng dần đi vào quỹ đạo; và tới năm 2009, dịch vụ của Credit Karma đã thu hút được khoảng 300.000 người sử dụng. Đây cũng là thời điểm mà 3 nhà sáng lập quyết định gọi vốn đầu tư. Tự tin với đứa con tinh thần của mình, Nichole và 2 người bạn đã tìm đến con phố Sand Hill – nơi làm việc của nhiều trong số những nhà đầu tư mạo hiểm có uy tín nhất Silicon Valley.

      Tuy nhiên, thứ mà cả ba nhận được lại chỉ là “một gáo nước lạnh” – không ai chịu bỏ tiền đầu tư cho Credit Karma cả. “Cảm giác khi đó giống như đâm sầm phải một bức tường gạch vậy”, Nichole nói. Các nhà đầu tư không hiểu dịch vụ lẫn mô hình kinh doanh của họ, cũng như cả ngành dịch vụ tài chính nói chung nữa.

      Thời điểm đó, Amazon sắp sửa thống trị thị trường, còn những website bán hàng khuyến mãi mỗi ngày như Groupon đang rất thịnh hành. Do đó, các nhà đầu tư kì vọng dịch vụ của Credit Karma cũng có thể nương theo xu hướng của thị trường thương mại lúc ấy. Họ liên tục đặt ra những câu hỏi như: “Thế, các bạn tính thực hiện chương trình khuyến mãi một ngày thế nào?”, Nichole chia sẻ.

      Hoàn toàn bất ngờ trước động thái từ những nhà đầu tư mạo hiểm của Silicon Valley, cả ba nhận ra rằng, họ cần phải thay đổi chiến thuật và rẽ hướng gọi vốn sang nơi khác. Và, nơi mà Nichole cùng 2 người bạn hướng đến là QED Investors – một quỹ đầu tư có trụ sở tại Virginia. Khi giới thiệu về dịch vụ theo dõi điểm tín dụng của mình với những nhà đầu tư tại đó, “gương mặt họ như sáng bừng cả lên”, Nichole kể.

      Kết quả là, Credit Karma đã huy động được vài triệu USD tiền vốn từ QED Investors cũng như từ các nhà đầu tư hạt giống khác. Đồng thời, cả 3 cũng nhận được sự hỗ trợ từ chương trình tăng tốc khởi nghiệp fintech mang tên Finovate và đưa mô hình kinh doanh của mình thực sự cất cánh. Kể từ đó đến nay, Credit Karma đã huy động được hơn 370 triệu USD từ các nhà đầu tư, thu hút 80 triệu người dùng và có khoảng 800 nhân viên làm việc tại nhiều văn phòng đẹp đẽ trên con phố Market Street của San Francisco.

      Với Nichole, cô nói rằng mình không thể nào hạnh phúc hơn thế này. Cô chia sẻ: “Tôi cảm thấy một khi bạn dần quen với việc chấp nhận những rủi ro, mà trong trường hợp như tôi là việc chuyển hẳn đến sống tại Los Angeles, bạn sẽ hiểu thay đổi lối sống của mình là như thế nào. Bạn sẽ tìm ra những thứ mà bản thân mình muốn gắn bó. Đối với tôi, thứ đó chính là những người đồng sự mà tôi muốn cùng kề vai sát cánh.