Cầu dắt xe thông minh: Ý tưởng khởi nghiệp mới lạ của startup DôTA

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 16/09/2018 21:04

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    16/09/2018 21:04
    ID bài viết:
    1406
    Xem:
    930
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Cầu dắt xe thông minh: Ý tưởng khởi nghiệp mới lạ của startup DôTA
      10.0 trên 10 được 6 bình chọn

      Cầu dắt xe thông minh: Ý tưởng khởi nghiệp mới lạ của startup DôTA 0Quốc Việt và Hoàng Nam là hai nhà sáng lập của startup DôTA – mô hình khởi nghiệp chuyên về các sản phẩm cơ khí kỹ thuật, trong đó chủ lực là cầu dắt xe thông minh. Hiện DôTA đã nhận được khoản tài trợ từ các nhà đầu tư.

      Theo Quốc Việt và Hoàng Nam, thị trường Việt Nam có 45 triệu xe máy đang lưu hành và đang tiếp tục tăng thêm 3 triệu xe/năm. Trong khi đó, phần lớn nhà ở phải xây cao nền so với mặt đường phòng khi mưa ngập. Để dắt xe vào nhà cần phải làm dốc bê tông hoặc cầu sắt hàn thủ công hay ván gỗ… Tuy nhiên, đây đều là những giải pháp không an toàn vì gây trơn trượt, bất tiện khi sử dụng do cồng kềnh, chưa kể còn xâm lấn không gian công cộng.

      Từ thực tế đó, Việt và Nam đã sáng lập DôTA với tham vọng cung cấp cầu dắt xe thông minh được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, siêu bền và nhẹ. Bề mặt cầu được đột dập những lỗ với hình dạng đặc biệt giúp chống trơn trượt. Nhờ thiết kế bản lề một chiều nên sản phẩm có thể gấp gọn lại khi không dùng đến.

      Tính năng này đặc biệt hữu ích với những ngôi nhà nhỏ hẹp ở đô thị, không có diện tích để xe riêng. Hiện sản phẩm của Công ty vẫn đang được thử nghiệm với giá bán từ 490.000 đồng đến 3 triệu đồng tùy loại. Giá thành trên giá bán hiện là 4%. Hai nhà sáng lập DôTA đang nhắm đến mục tiêu kết hợp với các hãng xe máy lớn như Honda, Piaggio để bán chéo (cross-sell).

      Mặc dù có thị trường nhưng với sản phẩm dễ bị sao chép, không ít người lo ngại: “Liệu sản phẩm của DôTA có bị các doanh nghiệp với thế mạnh về nhà xưởng, kênh bán hàng, dòng vốn “đánh bại” khi họ sẵn sàng thay đổi thiết kế, hạ giá thành do lợi thế sản xuất hàng loạt?”.

      Tuy nhiên, với kiến thức của người từng học luật và có kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn luật nước ngoài, hai nhà sáng lập tự tin cho biết nếu đăng ký bản quyền thiết kế, đối thủ có thể thay đổi mẫu mã. Thế nên DôTA đã đăng ký bản quyền sáng chế nhằm tạo nền tảng vững chắc về mặt pháp lý cho sản phẩm. Thêm nữa, đây là lĩnh vực “buôn có bạn, bán có phường” nên cạnh tranh là thử thách nhưng cũng là lực đẩy để mở rộng thị trường.

      Đặt kỳ vọng doanh thu trong năm đầu là 18 tỷ đồng, trong khi doanh thu tháng đầu chỉ đạt 100 triệu đồng với 300 sản phẩm, Quốc Việt giải thích: “Mô hình kinh doanh của DôTA dựa trên biểu đồ đi lên. Ba trăm triệu đồng là doanh thu tháng đầu, các tháng sau tăng trưởng 25%/tháng. Ngoài ra, bên cạnh các sản phẩm cầu dắt xe, DôTA còn bán các thiết bị kỹ thuật và cung cấp dịch vụ. Vì thế, DôTA tự tin có thể đạt tổng doanh thu năm đầu là 18 tỷ đồng”.

      Với triển vọng và tiềm năng của dự án, DôTA đã được một nhà đầu tư đồng ý hỗ trợ vốn với thỏa thuận năm đầu tiên khoản vốn sẽ là trái phiếu chuyển đổi, sau một năm sẽ chuyển thành 20% cổ phần nếu DôTA đạt KPI (hiệu quả hoạt động kinh doanh), nếu không đó sẽ là một khoản vay. Ngoài ra, cũng có một doanh nghiệp cam kết hỗ trợ DôTA sản xuất và quản lý hàng tồn kho để làm tài sản đảm bảo.