Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi admin2, 04/09/2018 22:44

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    04/09/2018 22:44
    ID bài viết:
    1237
    Xem:
    1,104
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    0939093584
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. admin2 Thành viên cấp 1

      Tham gia ngày:
      28/08/2018
      Bài viết:
      78
      Đã được thích:
      1
      Chat với:

      admin2

      Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam
      8.0 trên 10 được 4 bình chọn
      1. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và hành trình khởi nghiệp
      Ông Phạm Nhật Vượng sinh tháng 8/1968 trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em nữa. Cha ông từng là sỹ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong.
      Phạm Nhật Vượng được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.
      Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD.
      Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
       
      Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam 0
      Người giàu nhất Việt Nam hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng với Tập đoàn Vingroup của mình vẫn mãi mãi tinh thần Khởi nghiệp
       
      Ngày 19/8, trang tin chuyên về kinh doanh của Nga Fastsalttimes đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Hành trình từ mỳ gói và tua-vít trong túi đến người giàu nhất Việt Nam” ca ngợi tỷ phủ giàu nhất Việt Nam này. Câu chuyện lập nghiệp của ông Vượng được kể lại rất chi tiết. Theo đó, năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã giành được một suất học bổng du học tại Matxcơva. Tại đây, ông học về chuyên ngành kinh tế và địa chất ở Học viện địa chất Matxcơva.
      Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.
      Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long.
      Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup, …
      Sự xuất hiện của mỳ “Mivina” vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine.
      Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.
      Năm 2010, tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ đã chi 150 triệu USD để mua lại công ty Technocom – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh của Ukraine do ông Phạm Nhật Vượng thành lập năm 1993.
      Thời điểm này, Technocom có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.
      Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng không dừng ở đó, ông quyết định về nước làm ăn.
      Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.
      Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
      Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn.
      Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang đầu tư vào các dự án giáo dục, làm từ thiện, xây dựng các tổ hợp công viên như Công viên trung tâm ở New York, xây dựng các tòa nhà chọc trời, khu du lịch trên đảo Phú Quốc, xây dựng 100 siêu thị và hàng 1000 cửa hàng, dự án e-commerce, đầu tư trong nông nghiệp, thực phẩm sạch….
      Và mỗi khi kinh doanh trong một lĩnh vực mới, ông cũng như Vingroup như thêm một lần khởi nghiệp, và đó chính là lý do tại sao ngay trên trang chủ của website bạn có thể thấy:
      Vingroup – mãi mãi tinh thần Khởi nghiệp.

      Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam 1
       
       

      2. Đào Hồng Tuyển: từ gã bụi đời tới ngôi vị “Chúa đảo Tuần Châu”

       

      Với tên gọi “Chúa đảo Tuần Châu” mà nhiều người dành tặng, đại gia Đào Hồng Tuyển trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khổng lồ.
      Thuở hàn vi dọn chuồng lợn, bưng bia tại các quán nhậu…
      Ông được xem là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam với khối tài sản đáng ngưỡng mộ. Ít ai ngờ, ông từng có một thuở hàn vi khá cơ cực, bươn chải, phải lang thang hè phố để mưu sinh. Sinh năm 1954, đại gia Đào Hồng Tuyển từng là chiến sĩ trong binh đoàn tàu không số thời chống Mỹ. Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, Đào Hồng Tuyển ở lại TP Hồ Chí Minh lập nghiệp.
      Thời gian này, ông phải lang thang hè phố để bươn chải mưu sinh, với công việc là dọn chuồng lợn, bưng bia tại các quán nhậu. Nhiều lúc, ông phải lang thang khắp Sài Gòn, ngủ trên vỉa hè, gara ô tô, công viên và trên chính ngoài thềm ngôi nhà tại TP Hồ Chí Minh của mình bây giờ.
      Ông Tuyển nói mình không bao giờ quên những tối lang thang, ngủ trong vườn hoa Tao Đàn, như một kẻ bụi đời. Có hôm kẻ cắp lột mất cả đôi dép nhựa Tiền Phong, tài sản quý giá nhất của ông lúc đó.
      “Tôi đi dọn phân lợn, hay hầu bia ở quán nhậu… Một đêm, đói lả người, ngồi trong gara ô tô (người đã cho tôi ngủ nhờ), tôi thấm thía cái đói cái rét, cái nghèo, cái hèn… Đêm đó, tôi thầm hứa với mình, sẽ trở thành một người giàu có của Việt Nam”, “chúa đảo” nói về những ngày cơ hàn và động lực của sự thành đạt.
      Ông cho hay, sau khi thành đạt, ông đã quyết định mua lại căn nhà như một lời nhắc nhở bản thân về thủa hàn vi.
      Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam 2
      “Tôi đi dọn phân lợn, hay hầu bia ở quán nhậu… Một đêm, đói lả người, ngồi trong gara ô tô (người đã cho tôi ngủ nhờ), tôi thấm thía cái đói cái rét, cái nghèo, cái hèn…”, “chúa đảo” Tuần Châu kể về những ngày cơ cực.

       
      Sau đó, ông Tuyển từng làm nhiều nghề khác nhau và là chủ sở hữu của 34 nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát và phân bón rồi chuyển sang lĩnh vực làm bánh kẹo, làm giấy. Ông từng giữ các chức danh như: Phó TGĐ Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm chuyển giao và xuất nhập khẩu công nghệ, Phó chủ tịch Hội phân bón Việt Nam.
      Về sau, Đào Hồng Tuyển tách ra tự thành lập Công ty TNHH Âu Lạc mà ông là Chủ tịch HĐQT. Năm 1997, dưới danh nghĩa là chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc, ông Tuyển đã thực hiện một dự án được xem là điên rồ nhất vào thời đó là đổ 80 tỷ đồng để lấy đất lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới.
      Đây bước ngoặt giúp ông “phất” lên trong sự nghiệp: đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha. Ba năm sau, con đường hoàn thành, rồi trong 15 năm tiếp theo, ông Tuyển cho xây dựng 110 km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha.
      Từ đây, người ta cũng gọi ông là “Chúa đảo“, và ông cũng trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khổng lồ đáng ngưỡng mộ. Với tên gọi “Chúa đảo Tuần Châu” mà nhiều người dành tặng, ông Tuyển trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khổng lồ.
      Về bí quyết thành công của mình, ông Đào Hồng Tuyển cho hay, ông không làm những cái mà thiên hạ đã làm.
      “Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm. Hoặc làm những cái mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được”.
      HL (Tổng hợp)