Cảm biến đo áp suất

    Thảo luận trong Rao vặt khác bắt đầu bởi anbfftech, 04/04/2020 07:35

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    04/04/2020 07:35
    ID bài viết:
    3847
    Xem:
    525
    Hạng mục:
    III. MUA BÁN
    Rao vặt khác
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. anbfftech Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      05/11/2019
      Bài viết:
      58
      Đã được thích:
      0
      Chat với:

      anbfftech

      Cảm biến đo áp suất
      8.0 trên 10 được 10 bình chọn

      Cảm biến đo áp suất là gì ?

      Dành cho những bạn nào chưa biết về cảm biến đo lường mức áp suất là gì ? Nó là một loại thiết bị công nghiệp chuyên dùng để đo lường và giám sát mức áp suất trong các hệ thống dẫn nước, dẫn khí, các loại máy móc cần giám sát mức áp suất,…Thông thường sẽ có các loại cảm biến áp suất chân không, cảm biến áp suất nước, áp suất khí nén, thủy lực. Từng loại máy móc và hệ thống mà ta sẽ dòng các loại cảm biến khác nhau.

      Cảm biến đo áp suất 0

      Cấu tạo cảm biến đo áp suất:

      Thông thường một cảm biến đo mức áp suất sẽ có cấu tạo cơ bản gồm 4 phần:

      • Phần màn cảm biến: đây là phần quan trọng nhất của thiết bị, nó có nhiệm vụ cảm nhận áp suất và truyền tín hiệu về cho thiết bị xử lý. Chính vì thế giá cả khác nhau giữa các loại cảm biến là do chất liệu làm nên bộ phận này quyết định.
      • Phần vỏ ngoài bảo vệ: đây là phần vỏ giúp bảo vệ các linh kiện bên trong của cảm biến, tránh các tác nhân vật lý hay hóa học làm hư hỏng bộ phận bên trong.
      • Phần đầu kết nối: đây là phần ngõ ra của cảm biến đo mức áp suất. Thông thường chúng sẽ được đấu dây đến các màn hình hiển thị hoặc là đến các PLC điều khiển.
      • Phần transmitter: có nhiệm bụ nhận tín hiệu đo được từ lớp màn cảm biến và xuất tín hiệu ra đầu kết nối thông qua tín hiệu analog 4-20ma.

      Phân loại cảm biến áp suất:

      Các loại cảm biến áp suất hầu hết đều có chung nguyên lý đo lường và cấu tạo cũng hoàn toàn tương tự. Điểm khác nhau duy nhất thường nằm ở phần màn cảm biến. Vì hầu hết nếu ta thay lớp màn khác nhau thì khả năng đo lường sẽ khác nhau, đồng nghĩa với việc mức áp suất chúng ta đo được sẽ khác nhau. Chính vì thế mà ta có các loại cảm biến như cảm biến đo mức áp suất âm (chân không), cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất thủy lực và khí nén,…

      • Cảm biến áp suất chân không: thường dùng để đo mức áp suất âm trong các máy hút chân không, các ứng dụng liên quan đến môi trường chân không. Thường có dãy đo từ -1÷0 bar, -5÷0 bar, …
      • Cảm biến áp suất nước: đây là dòng cảm biến được dùng phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm dạng lỏng. Có thể kể đến như xăng dầu, nhiên liệu, phân bón,…Chúng thường có mức áp suất trong khoảng 0÷6 bar.
      • Cảm biến áp suất thủy lực – khí nén: đây là dòng cảm biến có dãy đo cao nhất trong các dòng cảm biến áp suất. Chúng thường được dùng trong các ứng dụng có áp suất cao, các bình nén khí, các nồi hơi, các ben thủy lực, các hệ thống nén khí trong cứu hỏa, máy cắt áp lực,…Thường dãy đo từ vài chục cho đến vài trăm bar tùy vào ứng dụng.

      Các thông số của cảm biến áp suất:

      • Model: mã sản phẩm là D2415
      • Xuất xứ: JSP – Cộng Hoà Séc.
      • Các dãy đo: có thể tùy chọn trong các dãy đo như -1÷0 bar, -1÷3 bar, -1÷5 bar, -1÷24 bar, 0÷6 bar, 0÷16 bar, 0÷400 bar, …
      • Lớp màng cảm biến: INOX 316 hay Ceramic tùy vào giá cả.
      • Kết nối: thông qua ren kết nối dạng 13mm theo chuẩn G1/4 = 13mm hoặc G1/2 = 21mm
      • Khả năng chịu quá áp: có thể chịu quá áp lên đến 1,5 lần áp suất cho phép của cảm biến.
      • Chịu nhiệt: cảm biến có khả năng chịu nhiệt trong khoảng -40÷85°C.
      • Thời gian phản hồi: tín hiệu được phản hồi trong 10ms

      Phone – Zalo: 0989825950 (Mr Quốc)

      Email:  [email protected]

      Xem chi tiết bài viết tại đây

      Các bài viết khác:

      Transistor là gì ?

      Đơn vị đo áp suất là gì ?