Để hiểu sâu hơn về dòng cảm biến này chúng ta sẽ đi đến phần khái niệm trước nhé. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản thì cảm biến đo mức xi măng là một thiết bị công nghiệp chuyên dùng để đo mức liên tục cũng như báo đầy báo cạn trong các nhà máy sản xuất xi măng. Thiết bị này được sản xuất bởi hãng hãng nổi tiếng của Mỹ là Hawk, một trong những hãng sản xuất thiết bị công nghiệp có uy tín hàng đầu hiện nay. Vì thế xét về chất lượng và tính năng thì luôn luôn là tiêu chí được đưa lên hàng đầu trong các sản phẩm này.
Phạm vi ứng dụng:
Về phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến báo mức xi măng hay hạt nhựa hiện nay cũng khá đa dạng. Có thể kể đến như chúng thường được dùng trong các nhà máy sản xuất xi măng trong các ứng dụng đo lường bể chứa. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy chúng xuất hiện trong các nhà máy sản xuất có nguyên vật liệu dạng bột mịn như bột mỳ, cám, bột gạo,…
Bên cạnh đó thì dòng cảm biến này còn có thể hoạt động tốt trong các vật liệu dạng hạt như than đá, cà phê, hạt nhựa,…Nói chung thì còn khá nhiều nơi có thể ứng dụng tốt các dòng cảm biến này mà mình chưa thể kể hết. Nhưng quá đó cũng đủ cho thấy phạm vi ứng dụng của thiết bị này khá rộng lớn và điều đó cho thấy được những lợi ích mà thiết bị này mang lại như thế nào.
Cảm biến đo mức xi măng radar dạng sóng:
Đây là dòng cảm biến chuyên dùng để đo mức xi măng và các nguyên liệu dạng hạt một cách liên tục. Với các tính năng đo mức khá hiện này, dòng cảm biến này đem lại độ chính xác khá cao trong các ứng dụng nạp nguyên liệu, đo lường xi măng. Và hơn thế nữa dòng cảm biến này hoạt động mà không cần chạm trực tiếp vào vật cần đo, khá thú vị đúng không nào. Các bạn có thể xem các phần sau đây để có thể hiểu rõ hơn về dòng cảm biến này.
Nguyên lý hoạt động:
Về nguyên lý làm việc của dòng cảm biến này cũng khá hiện đại, thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phát sóng điện từ. Cụ thể là trong quá trình làm việc thì cảm biến sẽ phát ra sóng với tần số cố định (tần số sẽ ảnh hưởng đến dãy đo của cảm biến). Sau đó, sóng điện từ sẽ lan truyền trong không gian và truyền đến bề mặt xi măng hay vật liệu cần đo. Tiếp theo đó sóng điện từ sẽ bị phản xạ lại và trả về cảm biến, lúc này transmitter của cảm biến có nhiệm vụ tính toán các thông số. Bằng cách tính toán các thông số vận tốc và thời gian thu phát sóng sẽ cho ra được khoảng cách từ cảm biến đến mức xi măng mà cho ra mức nguyên liệu cụ thể.
Bộ phận transmitter của cảm biến sẽ có nhiệm vụ chuyển tín hiệu khoảng cách đo được thành tín hiệu hiệu điện dạng 4-20mA hoặc 0-10V. Với tín hiệu này chúng ta có thể truyền đi với khoảng cách xa một cách dễ dàng mà không lo bị nhiễu gây sai số.
Các dãy đo cụ thể:
Nếu cảm biến dùng tần số 50Khz, thì có thể đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 5m (điểm chết là 0.25m)
Nếu cảm biến dùng tần số 40khz, thì có thể đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 7m (điểm chết là 0.3m)
Nếu cảm biến dùng tần số 30khz, thì có thể đo được chất lỏng cao nhất 11m (điểm chết là 0.35m)
Nếu cảm biến dùng tần số 20khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 20m và đo được chất rắn cao nhất 10m (điểm chết là 0.45m)
Nếu cảm biến dùng tần số 15khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 30m và đo được chất rắn là 20m (điểm chết 0.6m)
Nếu cảm biến dùng tần số 10khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 60m và đo được chất rắn là 40m (điểm chết 1m)
Nếu cảm biến dùng tần số 5khz, thì có thể đo được cả chất lỏng và chất rắn với dãy đo 60m (điểm chết là 1.5m)
Nếu cảm biến dùng tần số 4khz, thì có thể đo được chất lỏng và rắn với dãy đo lên đến 180m (điểm chết là 1.5m)
Lưu ý: với điểm chết ở đây có thể hiểu là khoảng thấp nhất mà cảm biến có thể đo được trong bể chứa xi măng hay hạt nhựa, chất lỏng,…