Trên thị trường hiện nay có ba loại khổ nhám thùng chính, đó là:
– Máy chà nhám thùng gỗ khổ 600mm. Đây là loại máy nhám khổ nhỏ nhất. Chiều ngang cho phép chà nhám bản gỗ rộng tối đa 600mm. Máy phù hợp cho các xưởng nhỏ, gia công hoặc khối lượng gỗ ít.
– Máy chà nhám thùng gỗ khổ 900mm. Đây là loại máy nhám có khổ loại trung. Chiều ngang cho phép chà bản gỗ rộng tối đa là 900mm. Máy phù hợp cho mọi đối tượng xưởng mộc hay các công ty chế biến gỗ.
– Máy chà nhám thùng gỗ khổ 1300. Đây là loại máy chà nhám có khổ lớn nhất. Chiều ngang của máy cho phép chà bản gỗ rộng tối đa là 1300mm. Máy phù hợp cho các xưởng có công suất lớn: chà các khổ gỗ ngoại cỡ như tấm gỗ ghép hay gỗ veneer.
Đây là cơ sở để xác định loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như loại giấy nhám đúng với loại máy hiện có mà bạn đang sử dụng.
Công dụng của máy chà nhám thùng trong chế biến gỗ
Trong chế biến gỗ, máy chà nhám thùng được dùng để đánh bóng, chà láng bề mặt gỗ. Máy có thể gia công trên gỗ MDF, MFC, các loại ván gỗ ép.
Với ưu điểm là công suất lớn, tốc độ nhanh và hiệu quả, máy chà nhám thùng là lựa chọn hàng đầu cho các xưởng mộc và gỗ nội thất. Cách sử dụng máy chà nhám thùng an toàn
– Đeo đồ bảo vệ, mặt nạ khi sử dụng máy
– Tắt nguồn điện khi thay giấy nhám hay làm sạch túi hút bụi.
– Vệ sinh máy, ống hút bụi, khu làm việc sạch sẽ, tránh tình trạng cháy nổ, tránh để máy nơi gần lửa.
– Nên sử dụng tấm gỗ dài hơn 12 inch (305mm) để dễ đưa qua máy chà nhám.
– Không được nhồi nhét gỗ, rút gỗ về khi máy đang hoạt động. Nếu gỗ bị kẹt, tắt hệ thống băng truyền và giấy nhám.
– Không được sử dụng máy chà nhám thùng để chà kim loại, nhựa hay bất kỳ vật liệu nào khác ngoài gỗ.
Cách phân biệt số trục và tải trọng băng tải
Một vài thông số cần chú ý khi sử dụng máy chà nhám thùng. Tải trọng băng tải là một thông số khác quan trọng. Tải trọng băng tải là chỉ số xác định trọng lượng phôi gỗ cho phép cuốn của băng tải. Dựa vào thông số motor của băng tải cũng như thông số motor của trục cuốn để phân biệt máy tải nặng hay tải nhẹ.
Một thông số khác cần lưu ý là số trục của máy nhám. Trên thị trường hiện nay có đến 3 dòng máy có số trục chà nhám khác nhau: đó là 1 trục, 2 trục và 3 trục. Tương ứng với 1 trục cho phép bỏ một tờ nhám vòng vào để sử dụng.
Tùy theo khả năng đầu tư mà sử dụng máy 1 trục, 2 trục hay 3 trục. Thông thường trục 1 sử dụng tờ nhám phá P80 hoặc P100. Trục tiếp theo có tác dụng chà mịn hơn ta dùng tờ nhám có độ cát P150 hoặc P180. Trục thứ 3 dùng nhám chà tinh P240 hoặc P280 tùy theo ý người sử dụng. Trường hợp máy của bạn chỉ có một trục thôi thì chà một lần bằng máy chà nhám thấp , sau đó thay nhám mới chà tiếp. Như vậy sẽ gây tốn công sức hơn nên máy thông dụng vẫn là máy chà nhám hai trục.
Các bước vận hành máy chà nhám thùng:
Bước 1:
Nâng trục nhám lên bằng cách cắm dây hơi. Bật công tắc khởi động chà, khởi động băng tải.
Bước 2:
Chỉnh độ dày phôi ván. Các dòng máy đời cũ chỉnh bằng thước cơ, các dòng máy đời mới điều chỉnh bằng thước điện tử (bằng cách nhập độ dày phôi ván).
Bước 3:
Đặt phôi gỗ lên băng tải để chà.