Bọc răng sứ có tốt không?

    Thảo luận trong Rao vặt khác bắt đầu bởi tranthuyha, 08/10/2020 19:37

    Giá (VNĐ):
    7,889 Cần bán
    Ngày đăng:
    08/10/2020 19:37
    ID bài viết:
    5717
    Xem:
    669
    Hạng mục:
    III. MUA BÁN
    Rao vặt khác
    Gọi ngay:
    Bình Dương, Thủ Dầu Một, Thủ Dầu Một - Bình Dương
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    81, Phường 1, Phan Đình Phùng, Đà Lạt
    Xem bản đồ
    1. tranthuyha Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      23/04/2020
      Bài viết:
      15
      Đã được thích:
      1
      Chat với:

      tranthuyha

      Bọc răng sứ có tốt không?
      9.0 trên 10 được 7 bình chọn

      1 Bọc răng sứ là gì?

      Bọc răng sứ (bọc mão răng sứ) là một giải pháp phục hình răng phổ biến được nhiều người ưu tiên lựa chọn để cải thiện lại răng bị sứt mẻ, răng thưa, hô, móm ở mức độ nhẹ hoặc nhiễm màu kháng sinh. Răng sứ là một mão sứ bao bọc bên ngoài răng thật đã được mài mòn để khôi phục chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của hàm răng

      Bọc răng sứ giúp khắc phục nhanh chóng những khuyết điểm của răng, đem đến cho bạn nụ cười đều đẹp, tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những khách hàng chưa từng trải qua dịch vụ làm răng sứ thường thắc mắc bọc răng sứ không mài có được không?

      Bọc răng sứ có tốt không? 0

      Thực tế, bản chất của bọc răng sứ là chế tạo một mão sứ mới có kích thước và hình dáng như răng thật với phần lõi rỗng. Răng thật sẽ đóng vai trò như trụ răng, giúp cố định và lấp đầy khoảng rỗng của mão sứ. Thế nhưng, nếu răng thật không được mài đi bớt thì mão sứ sẽ không thể đứng trên cung hàm. Ngoài ra, mão sứ khá dày nên nếu không mài răng sẽ gây cộm, cấn gây nhiều bất lợi cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Do đó, việc mài răng khi bọc răng sứ là quy trình bắt buộc.

      2. Đối tượng nào nên bọc răng sứ?

      Phương pháp bọc răng sứ thường được các bác sĩ chỉ định khi bạn gặp các vấn đề về răng như:

      • Răng thưa, hô, móm, răng lệch lạc ở mức độ nhẹ
      • Răng bị xỉn màu, ngả vàng, không thể tẩy trắng được
      • Răng có hình dạng to, nhỏ không đồng đều

      Bọc răng sứ có tốt không? 1

      3. Bọc răng sứ có tốt không?

      Bọc răng sứ (chụp răng sứ) có tốt không là câu hỏi thường gặp ở nhiều khách hàng khi có nhu cầu cải thiện tình trạng răng hàm của mình. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nha khoa, răng sứ không chỉ giúp bạn sở hữu một nụ cười tự tin, thoải mái mà còn đem lại nhiều lợi ích khác như:

      • Cải thiện hiệu quả tình trạng sai lệch khớp cắn;
      • Bảo vệ răng thật tốt hơn bởi những tác động bên ngoài;
      • Khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng;
      • Giúp tinh thần thoải mái, yêu đời hơn.

      Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ xong một số khách hàng than phiền rằng họ gặp phải một số vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bản thân, như:

      Bọc răng sứ bị đen viền nướu

      Một số trường hợp bệnh nhân sau một thời gian bọc sứ phát hiện thấy phần viền nướu chỗ chân răng bị đen theo viền răng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do bệnh nhân sử dụng răng sứ kim loại. Bởi vì loại răng sứ này được cấu tạo có phần khung sườn bên trong làm từ hợp kim mà đặc tính của kim loại dễ bị tác động bởi axit có trong thức ăn và nước bọt hằng ngày, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng oxy hóa khử giữa axit và kim loại. Chính vì lí do này mà phần khung kim loại bị đen đi, gây ra hiện tượng đen viền nướu.

      Bọc răng sứ có tốt không? 2

      Một nguyên nhân khác nữa là do bệnh nhân có thói quen chải răng theo chiều ngang khiến nướu răng bị tụt, không khít sát với mão sứ nữa nên làm phần sứ tại vị trí chân răng bị mòn bớt, làm lộ phần sườn kim loại. Viền đen mà bạn nhìn thấy chính là phần sườn kim loại của răng sứ bị lộ ra ngoài.

      Bọc răng sứ bị hôi miệng

      Hôi miệng cũng là một trong các vấn đề răng miệng mà khách hàng thường gặp phải sau khi bọc răng sứ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

      • Bác sĩ có tay nghề chuyên môn kém, tính toán sai lệch giữa mão sứ và trụ răng khiến chúng không khớp nhau, tạo ra khe hở làm cho thức ăn bị nhét sâu vào bên trong lâu ngày không được làm sạch sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

       

      • Nếu phục hình bằng răng sứ kim loại, hôi miệng có thể xảy ra. Bởi sau một quãng thời gian sử dụng, dưới tác động của axit từ nước bọt và thức ăn đưa vào mỗi ngày, vi khuẩn trong môi trường khoang miệng sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa với kim loại có trong răng sứ, từ đó gây nên mùi khó chịu.
      • Bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách cũng khiến hơi thở có mùi. Bởi trong quá trình hoạt động ăn uống hằng ngày nếu thức ăn bị giắt lại ở kẽ nhưng không được làm sạch thì sau một khoảng thời gian, thức ăn này sẽ phân hủy và tạo mùi hôi cho hơi thở.

      4. Bọc răng sứ có đau không?

      Không ít khách hàng lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không (chụp răng sứ có đau không) khi có nhu cầu lựa chọn giải pháp này để phục hình thẩm mỹ cho nụ cười đẹp hơn. Lý giải cho những lo lắng này là vì khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ sẽ phải mài cùi răng tạo trụ để răng sứ chụp vào vừa khít răng thật.

      Thủ thuật bọc sứ thường đòi hỏi cao về kỹ thuật công nghệ lẫn khả năng lành nghề của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Do đó, nếu sau khi bọc răng sứ bị đau nhức có thể là do những nguyên nhân sau:

      Bọc răng sứ bị cộm

      Trường hợp bị đau nhức do bọc răng sứ bị cộm là một sai sót khá hiếm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn có thể xảy ra là do:

      Bác sĩ lấy dấu hàm không đúng

      Nếu bác sĩ sử dụng dụng cụ thông thường để lấy dấu hàm thì kết quả thường không chính xác, kích thước cùi răng và mão sứ chế tạo không khớp với nhau sẽ dẫn đến tình trạng bị vênh, cộm. Điều này sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong ăn uống, nếu dùng lực cắn mạnh có thể gây đau nhức, khó chịu.

      Bác sĩ mài răng không chuẩn xác

      Mài răng là bước quan trọng nhất của quy trình bọc sứ. Nếu răng bị mài quá nhỏ mà mão sứ lại to hoặc ngược lại sẽ khiến chúng không được khớp với nhau gây cộm, cấn. Ngoài ra, sau khi hoàn thành bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh lại cho khách hàng, hay không trám khe trống của răng sứ và cùi răng sau khi làm khiến răng sứ bị chênh, cộm, dễ bị giắt thức ăn.

      Bác sĩ vệ sinh răng miệng bệnh nhân chưa đúng cách

      Trước khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ không cạo vôi răng, không điều trị các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị cộm, gây khó chịu cho bệnh nhân.

      Bọc răng sứ bị viêm lợi

      Viêm lợi cũng là một biến chứng có thể xảy ra sau khi bọc sứ. Và vấn đề này gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng bọc răng sứ bị viêm lợi có thể là do:

      • Răng sứ được chế tác không chính xác, kích thước mão răng sai lệch dẫn đến răng bị hở, cộm,… khiến thức ăn bị nhồi nhét vào bên trong gây viêm lợi đau nhức.
      • Trước khi bọc sứ bác sĩ không kiểm tra và điều trị bệnh lý răng miệng kỹ lưỡng khiến vùng bị thương ngày càng nặng hơn gây viêm nhức nghiêm trọng.
      • Sau khi gắn răng sứ vào cùi răng bằng chất gắn chuyên dụng, bác sĩ sẽ phải lấy sạch chất gắn còn dư bởi nếu không lấy sạch sẽ hình thành mảng bám gây kích ứng và viêm lợi.
      • Bệnh nhân sau khi bọc sứ nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, kỹ lưỡng sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu.

      Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng

      Không ít khách hàng sau một thời gian phục hình sứ gặp phải tình trạng hở cổ chân răng khiến họ gặp nhiều khó ăn trong việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân dẫn đến trạng thái này là do:

      Kỹ thuật phục hình của bác sĩ chưa tốt

      Đối với phương pháp bọc răng sứ, kỹ thuật mài răng rất quan trọng, cần đảm bảo chuẩn xác về tỷ lệ, bờ cong và góc mài để tích hợp vừa khít với mão sứ, không bị vênh, hở. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao, bởi lẽ nếu cùi bề mặt không nhẵn sẽ khiến cho răng sứ chụp lên bị lệch, không khớp sát, lâu ngày sử dụng sẽ bị hở, thức ăn dễ bị nhồi nhét gây kích ứng, đau nhức.

      Bệnh nhân chăm sóc răng miệng chưa đúng cách

      Một nguyên nhân nữa khiến răng sứ bị hở là do chính khách hàng chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Việc chải răng theo chiều ngang, chải răng quá mạnh làm cho nướu bị viêm, thường xuyên ăn thực phẩm dai cứng, … cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị lệch, hở cùi răng, gây mất thẩm mỹ.

      5. Bọc răng sứ có bền không?

      Duy trì kết quả phục hình sau khi thẩm mỹ răng sứ là mong muốn chung của rất nhiều người. Tuy nhiên, bọc răng sứ sử dụng được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

      • Độ bền của răng sứ tùy thuộc vào chất liệu cấu tạo nên

      Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại răng sứ (mão răng sứ) như răng sứ kim loại, răng sứ Titan (mão sứ titan), … Mỗi loại đều có những ưu – nhược điểm và tuổi thọ khác nhau. Đối với răng sứ kim loại thì thời gian sử dụng không cao, khoảng dưới 10 năm là bạn đã bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi của chúng. Còn đối với răng toàn sứ (mão toàn sứ) thì độ bền được cải thiện hơn rất nhiều do với răng sứ kim loại, tuổi thọ có thể lên đến 15 năm hoặc hơn nếu bạn chăm sóc và giữ gìn đúng cách.

      • Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ và máy móc hỗ trợ

      Nếu bạn bọc răng sứ ở một địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình và được hỗ trợ bằng các máy móc, thiết bị hiện đại thì không chỉ đem lại cho bạn một kết quả mỹ mãn, răng sứ có độ bền lâu dài mà còn hạn chế được các biến chứng về sau do bọc răng sứ gây ra.

      • Chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của răng sứ

      Đây được xem là bước quan trọng quyết định đến độ bền của răng sứ. Nếu bạn chăm sóc kỹ lưỡng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên thì có thể duy trì dài lâu độ bền của răng sứ.

      6. Nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất?

      >>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/nha-khoa/boc-rang-su-o-binh-duong/

      Răng sứ (mão răng) không phải loại nào cũng đẹp, cũng tốt. Dựa vào cơ địa của mỗi người, yêu cầu thẩm mỹ, khả năng thu nhập,… bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn mão răng phù hợp nhất. Hai dòng răng sứ đang được nhiều người ưu chuộng hiện nay là Răng sứ kim loại và Răng sứ Titan. Đây là những loại răng sứ có độ bền cứng chắc, khả năng chịu lực tốt và đặc biệt chúng có giá thành tương đối thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng.

      Bọc răng sứ có tốt không? 3

      Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là độ tương hợp sinh học kém dễ gây ra tình trạng viêm nướu và đen viền cổ răng, làm mất đi tính thẩm mỹ của nụ cười. Do đó, để hàm răng được tự nhiên hơn, nụ cười duyên dáng, thẩm mỹ hơn, bạn có thể chọn răng sứ kim loại hoặc Titan cho răng hàm, còn răng cửa bạn nên chọn loại Răng toàn sứ.