BAN KEO VA KEO NHIET

    Thảo luận trong Chia sẻ giáo trình về nghề gỗ và các tài liệu liên quan bắt đầu bởi valonaad, 14/12/2020 13:43

    Giá (VNĐ):
    180,000 KG
    Ngày đăng:
    14/12/2020 13:43
    ID bài viết:
    6236
    Xem:
    759
    Hạng mục:
    II. MADE by ME
    Chia sẻ giáo trình về nghề gỗ và các tài liệu liên quan
    Gọi ngay:
    Quận 6, Quận 6 - TP HCM, TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    212 Trần Văn Kiểu Phường 10 Quận 6 Thành Phố Hồ Chí Minh
    Xem bản đồ
    1. valonaad Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      09/11/2020
      Bài viết:
      3
      Đã được thích:
      1
      Chat với:

      valonaad

      BAN KEO VA KEO NHIET
      9.0 trên 10 được 6 bình chọn

      Băng keo và keo nhiệt, đâu là giải pháp bao bì tối ưu cho ngành đóng thùng carton?

      Việc chọn đúng loại keo để đóng thùng sản phẩm của bạn có vẻ như không quan trong nhưng thực tế nó dễ dàng làm bạn phải chi trả một khoản [1]chi phí chất lượng  đắt đỏ nếu như bạn chọn sai giải pháp trong quá trình đóng gói. Hai giải pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng là băng keo và keo nhiệt (keo nóng chảy, keo hot melt) vì nó đem lại hiệu quả đóng gói cao, giúp thao tác nhanh và đáp ứng độ bền chắc của sản phẩm trong nhiều điều kiện từ âm độ đến nhiệt độ môi trường cao.

      BAN KEO VA KEO NHIET 0

      BAN KEO VA KEO NHIET 1Keo nóng chảy là một dạng keo nhiệt dẻo thường được bán dưới dạng que hình trụ rắn có đường kính khác nhau để dùng súng bắn keo nến hay dạng hạt, dạng bánh, dạng khối,…được nun trong điều kiện nhiệt độ 130-200 độ C để chuyển thành dạng lỏng rồi phun hay bôi lên bề mặt cần bám dính như nhựa, giấy, vải,…phục vụ trong ngành in ấn, đóng gói bao bì, thực phẩm,…Tùy vào ứng dụng mà chúng ta chọn keo có thành phần nhựa nền phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Các thành phần nhựa thường được dùng trong keo nóng chảy (keo hot melt) là Ethylene-vinyl acetate (EVA), Polyolefins (PO) gồm Polybutene-1 (the chemical formula (C4H8)n) và Amorphous polyolefin (APO/APAO), Polyamides (PA), Polyurethanes gồm Thermoplastic polyurethane (TPU) và Polyurethanes (PUR), Styrene-butadiene-styrene (SBS), Styrene-isoprene-styrene (SIS), Styrene-ethylene/butylene-styrene (SEBS), Styrene-ethylene/propylene (SEP),…được nghiên cứu và phố trộn với các chất kết dính (tackifying) được tổng hợp từ nhựa thông thiên nhiên và các thành phần phụ như PE wax, antioxidants và UV stabilizers, antistatic agents, fillers,..nhằm tạo ra sản phẩm keo dính hoàn chỉnh để có thể kết dính đạt chất lượng cao và vững bền theo thời gian.

      Băng dính hay băng keo là một loại vật liệu có tính năng kết dính, thường bao gồm keo kết hợp với một vài vật liệu dai, mềm khác như màng nhựa BOPP, PVC,… Băng dính sử dụng phần lớn trong nhu cầu đóng gói thành phẩm, bảo vệ sản phẩm. Ngoài ra Băng Dính còn có rất nhiều công dụng trong các ngành như điện tử, công nghiệp…..(Theo wikipedia). Lớp keo bao phủ lên màng nhựa có thành phần chính là hỗn hợp Pure Acrylic polymers (methyl acrylic, ethyl acrylic,…) có tính chất không khô, dẻo để dán thùng carton, giấy, vải,…

      Dưới đây là ưu và nhược điểm của băng keo và keo nóng chảy (hot melt) để các bạn có thể lựa chọn giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp:

      BĂNG KEO:

      Ưu điểm: Chi phí mua và vận hành thiết bị rẻ hơn hot melt, phù hợp cho tốc độ đóng gói chậm mà không sợ keo bị khô nhanh, kích thước sản phẩm đóng gọi sẽ đa dạng vì không cần chọn loại hay kích thước thùng cố định như khi sử dụng hệ thống phun keo nóng chảy tự động.

      Nhược điểm:

      • Băng keo bị tác động bởi nhiệt độ môi trường, nếu duy trì ở nhiệt độ 50-70 độ C thì keo sẽ bị dẻo và dễ gây ra bong hay hở thùng khi bên trong có nội lực hay khí đẩy thùng bật lên (thùng mì tôm).
      • Khi sử dụng băng keo đòi hỏi chúng ta phải dừng dây chuyền sản xuất để thay thế cuộn băng keo mới.
      • Nếu băng keo sau khi dán mà vô tình chạm vào vật sắt, nhọn thì sẽ rách và gây bong thùng, hộp.
      • Khi cần điều chỉnh sản phẩm bên trong thùng, chúng ta cần tháo băng keo đó ra dẫn tới sự hư hỏng thùng, gây lãng phí.

      BAN KEO VA KEO NHIET 2

      KEO NHIỆT

      Ưu điểm:

      • Có thể tiết kiệm chi phí lên đến 50%.
      • Không tốn thời gian chờ để thay keo khi vận hành dây chuyền.
      • Sử dụng rộng rãi cho nhiều loại vật liệu từ dễ dính như giấy đến khó dính như kim loại, thủy tinh, vải, màng nhựa (BOPP, PVC, PE,…) chỉ bằng cách chọn keo có độ bám dính phù hợp hay điều chỉnh thiết bị vận hành đi kèm như đầu phun keo, tăng/ giảm áp suất phun keo,…
      • Tốc độ vận hành cực nhanh là ưu điểm vượt trội của keo hot melt so với băng keo như có thể dán được 48,000 nhãn lên chai nước suối trong một giờ, 2,500 thùng carton mỗi giờ,…

      BAN KEO VA KEO NHIET 3

      Nhược điểm:

      • Chi phí đầu tư mắc hơn băng keo vì cần hệ thống phun keo hotmelt, điều khiển nhiệt độ ổn định, có khả năng tích hợp với hệ thống phun keo tự động của nhà máy.
      • Cần định kỳ vệ sinh thiết bị để tránh nghẹt keo khi vận hành.

      Như vậy, việc sử dụng keo nóng chảy (keo hot melt) là giải pháp đóng gói tốt nhất cho việc đóng thùng giấy hay thùng carton.

      • Do đó, bạn nên trao đổi với các nhà sản xuất thiết bị và keo để được tư vấn ứng dụng cụ thể nhằm giúp bạn tiết kiệm được tối ưu chi phí sản xuất cũng như chi phí chất lượng.

      Bạn nên tìm hiểu nhà sản xuất keo uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam tại đây: http://valona.com.vn/