Thyristor là gì ?

    Thảo luận trong Rao vặt khác bắt đầu bởi antechbff, 08/09/2020 07:57

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    08/09/2020 07:57
    ID bài viết:
    5536
    Xem:
    666
    Hạng mục:
    III. MUA BÁN
    Rao vặt khác
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. antechbff Thành viên mới

      Tham gia ngày:
      15/01/2020
      Bài viết:
      42
      Đã được thích:
      0
      Chat với:

      antechbff

      Thyristor là gì ?
      8.0 trên 10 được 2 bình chọn

      Thyristor là gì ?

      Như thường lệ thì trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về chúng trước nhé. Thyristor hay còn gọi với cái tên đầy đủ là Silicon Controlled Rectifier (Chỉnh lưu silic có điều khiển) là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn là một loại linh kiện được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử. Thyristor bản chất là một điốt được ghép từ bởi 2 transistor có với hai chiều đối nghịch và có thể điều khiển được (tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP). Chúng hoạt động khi được cấp điện và tự động ngắt, trở về trạng thái ngưng dẫn khi không có điện. Nó được thường được dùng cho chỉnh lưu dòng điện có điều khiển.

      Thyristor là gì ? 0 Thyristor là gì ?

      Vào những năm 1950 thì thyristor được đề xuất bởi William Shockley và bảo vệ bởi Moll cùng một số người khác ở phòng thí nghiệm Bell (Hoa Kỳ), được phát triển lần đầu bởi các kỹ sư năng lượng của General Electric (G.E) mà đứng đầu là Gordon Hall và thương mại hóa bởi Frank W. “Bill” Gutzwiller của General Electric năm 1957.

      Cấu tạo của thyristor là gì ?

      Thông thường thì một thyristor sẽ bao gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:

      • A – kí hiệu anode: có nghĩa là cực dương
      • K – kí hiệu cathode: có nghĩa là cực âm
      • G – gate: có nghĩa là cực khiển (cực cổng)

      Thyristor là gì ? 1

      Kí hiệu của thyristor là gì ?

      Thyristor là gì ? 2 Kí hiệu của Thyristor

      Về mặt kí hiệu thì thyristor sẽ khá giống với một con diode vậy. Dành cho những bạn chưa biết thì một diode thông thường sẽ cho phép dòng điện đi qua từ A sang K  khi điện thế tại A lớn hơn điện thế tại K, còn với một Thyristor thì vẫn phải đảm bảo điều kiện đó và cần thêm một điều kiện nữa đó là phải kích thích một dòng điều khiển đi vào chân G.

      Nguyên lý hoạt động của thyristor như thế nào ?

      Các bạn có thể tham khảo 2 hình mô tả sau để có thể dễ dàng hình dung hơn về nguyên lý hoạt động của thyristor nhé. Cụ thể thì chúng ta có 3 trường hợp như sau:

      Trường hợp 1: phân cực ngược Thyristor

      Phân cực ngược Thyristor là nối A vào cực âm, K vào cực dương của nguồn VCC. Trường hợp này giống như diode bị phân cực ngược. Thyristor sẽ không dẫn điện mà chỉ có dòng rất nhỏ đi qua. Khi tăng điện áp ngược lên đủ lớn thì Thyristor sẽ bị đánh thủng và dòng điện qua theo chiều ngược lại. Điện áp ngược đủ để đánh thủng Thyristor là VBR, thông thường trị số VBR và VBO bằng nhau và ngược dấu.

      IG= 0 ; IG2>IG1>IG

      Trường hợp 2:  Cực G để hở hay V= OV

      Trong trường hợp khi cực G và V = OV có nghĩa là transistor T1 không có phân cực ở cực B nên T1 ngưng dẫn. Khi T1 ngưng dẫn IB1 = 0, IC1 = 0 và T2 cũng ngưng dẫn. Như vậy trường hợp này Thyristor không dẫn điện được, dòng điện qua Thyristor là IA = 0 và VAK ≈ VCC.

      Thyristor là gì ? 3

      Tuy nhiên, khi tăng điện áp nguồn VCC lên mức đủ lớn là điện áp VAK tăng theo đến điện thế ngập VBO (Beak over) thì điện áp VAK giảm xuống như diode và dòng điện IA tăng nhanh. Lúc này Thyristor chuyển sang trạng thái dẫn điện, dòng điện ứng với lúc điện áp VAK giảm nhanh gọi là dòng điện duy trì IH (Holding). Sau đó đặc tính của Thyristor giống như một diode nắn điện.

      Trường hợp 3: đóng khóa K

      Trường hợp đóng khóa K thì VG = VDC – IGRG và Thyristor dễ chuyển sang trạng thái dẫn điện. Lúc này transistor T1 được phân cực ở cực B1 nên dòng điện IG chính là IB1  làm T1 dẫn điện, cho ra IC1 chính là dòng điện IB2 nên lúc đó I2 dẫn điện, cho ra dòng điện IC2 lại cung cấp ngược lại cho T1 và IC2 = IB1. Nhờ đó mà Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn  mà không cần có dòng IG liên tục.

      IC1 = IB2    ; IC2 = IB1

      Theo nguyên lý này dòng điện qua hai transistor sẽ được khuếch đại lớn dần và hai transistor chạy ở trạng thái bão hòa. Khi đó điện áp VAK giảm rất nhỏ (≈ 0,7V) và dòng điện qua Thyristor là:

      Thyristor là gì ? 4

      Thực nghiệm cho thấy khi dòng điện cung cấp cho cực G càng lớn thì áp ngập càng nhỏ tức Thyristor càng dễ dẫn điện.

      Xem chi tiết bài viết: Thyristor là gì ?

      Công tắc hành trình là gì ?

      http://Diode là gì ?

      Cảm biến đo thể tích chất lỏng