Lịch sử luôn là một chủ đề mà dù cho ta sống trong thời đại nào cũng cần phải nắm rõ. Vai trò của lịch sử trong việc định hình nhân cách của con người là vô cùng quan trọng. Có nhiều cách tiếp cận sử liệu, tiếp cận lịch sử dân tộc qua nghiên cứu ẩm thực là một cách tiếp cận khả dĩ triển khai. Với quan điểm duy vật thì ăn uống – ẩm thực cũng như mặc, ở, đi lại là thuộc về nhu cầu vật chất cơ bản của con người. Nhưng ăn uống lại còn nhiều khía cạnh đó là cách ăn, lối ăn. Để từ đó việc ăn uống, văn hóa ẩm thực vừa có tính cách vật thể (nồi, niêu, bát chum, bình, lọ), vừa có tính cách phi vật thể (gõ lên âm thanh). Đề cao ẩm thực không chỉ để ăn ngon, ăn sạch, ăn khoẻ mà còn là nơi tiếp nguồn sức sống cho thể chất và tinh thần. Buổi sáng mùa hè.. ở Mỹ Tho Vài tên bắt vịt.. té lăn bò Anh liền cắt tiết.. vài tô nhỏ Chị lẹ bằm gan.. mấy đĩa to Lấy gạo đem vo.. rồi nấu cháo Cầm ngan chặt miếng.. để đun lò Hành nhiều trộn gỏi.. thêm tiêu sọ Vịt lộn rau răm… nhậu đã, no. Món ốc len xào.. nước cốt dừa Ăn vào béo ngậy.. những chiều mưa Cầm ngay ốc mút.. nghe chùn chụt Cắn lẹ sò nhai .. thấy vị thừa Món ốc thơm ngon.. làm cũng dễ Mua về rửa sạch.. chặt đuôi chưa… ?? Xào sơ ớt sả.. cho nhiều ốc Nước cốt, rau răm… nếm vị vừa.
Bên cạnh sự phong phú về món ăn, người Việt có cách thưởng thức cũng hết sức tinh tế, thể hiện rõ nét cốt cách văn hóa, thưởng thức ẩm thực. Đây cũng là cái hồn tạo nên nét riêng, nét hấp dẫn đặc biệt của văn hóa ẩm thực Việt Nam Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó. Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. |