Năm 2003, Real Madrid bỏ ra 35 triệu euro chiêu mộ David Beckham từ Manchester United. Chưa cần biết Becks có thể thành công tại Bernabeu hay không, giới mộ điệu đã sớm dự đoán đây là thương vụ siêu lợi nhuận của Real, bắt đầu từ chính cách họ chọn để ra mắt tiền vệ người Anh.
Real đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường châu Á, nên quyết định ra mắt Becks lúc 11h (giờ địa phương), tức khung giờ vàng của báo chí và truyền thông châu Á. Kết quả: Màn ra mắt Becks trở thành sự kiện được theo dõi công khai nhiều thứ hai trong lịch sử, chỉ sau đám tang của công nương Diana.
Xem thêm: cá cược thể thao
Bên cạnh chuyên môn, sức mạnh hình ảnh của Beckham là yếu tố quyết định trong vụ áp phe này. Tầm ảnh hưởng khi đó của Becks lớn cỡ nào? “Luật Beckham” là câu trả lời rõ ràng hơn cả.
Chính phủ Tây Ban Nha khi ấy quyết định thông qua điều chưa từng có trong lịch sử khi hạ mức thuế với người nước ngoài tới làm việc có thu nhập hàng năm trên 600.000 euro xuống còn 24%. Quyết định này được đưa ra nhằm thu hút thêm những ngôi sao tới Tây Ban Nha thi đấu mà Beckham là người khởi xướng nổi tiếng nhất khi ấy.
Sức mạnh hình ảnh
Với những người hâm mộ từng theo dõi bóng đá trong những năm đầu thế kỷ 21, Beckham còn hơn cả biểu tượng thể thao thông thường. Anh là con cưng của các nhãn hàng, con gà đẻ trứng vàng của những CLB sở hữu mình.
Tần suất Becks xuất hiện trên các quảng cáo nhiều tương đương lần người hâm mộ thấy anh thi triển kỹ thuật trên thảm cỏ xanh.
Năm 2013, khi Becks quyết định giải nghệ. Daily Mail tính toán số lượng áo đấu có tên Beckham bán ra trên thế giới thu về đúng 1 tỷ USD. Cũng trong năm đó, Becks kiếm nhiều tiền hơn cả Ronaldo lẫn Messi trên khía cạnh tiền lương lẫn các hoạt động quảng bá.
Beckham có thể xem là biểu tượng mang tính khai phóng lớn nhất về thứ gọi là giá trị hình ảnh trong bóng đá hiện đại. Trước Becks, hình ảnh của cầu thủ luôn gắn liền với sân cỏ. Sau Becks, giới theo nghiệp quần đùi áo số hiểu rõ họ có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ từ chính hình ảnh của mình.