Fabet.vip đưa tin Không có đội xuống hạng, V.League nên tổ chức thế nào?
7.0 trên 10 được 1 bình chọn
Hôm 31/3 vừa qua, VPF đã thực hiện cuộc họp trực tuyến với đại diện các CLB V.League. Nguyên nhân là bởi những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Trong cuộc họp, nhiều ý kiến đã được các bên đưa ra thảo luận. Đáng chú ý nhất là đề xuất để V.League 2020 diễn ra mà không có suất xuống hạng.
Nếu điều này xảy ra, tính cạnh tranh của V.League sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện nay, V.League có 1,5 suất xuống hạng. Tức là chỉ có 1 đội bóng xuống hạng trực tiếp và 1 đội đá play-off với đội Á quân giải Hạng Nhất.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là đề xuất của 4/14 CLB. Đó đó là HLHT, DNH.Nam Định, SHB Đà Nẵng và SLNA. Lý giải cho đề xuất này, đại diện CLB SLNA cho rằng, việc thi đấu như vậy sẽ giúp cầu thủ có sự chuẩn bị tốt hơn cho đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu quốc tế trong thời gian tới.
Nếu đề xuất này được đưa ra biểu quyết, lấy ý kiến và có thêm sự đồng tình của ít nhất 4 CLB nữa, đề đạt nêu trên sẽ được chấp thuận. Đây là điều có thế xẩy ra với những đội có nguy cơ xuống hạng. Thế nhưng, nhóm đầu bảng như CLB Hà Nội, TP.HCM hay Quảng Ninh cũng có thể ủng hộ quyết định này. Đề xuất này không ảnh hưởng nhiều tới quyền lợi trực tiếp của họ, song vì nhiều lý do khác nhau, họ hoàn toàn có thể tán thành nó.
Nếu đề xuất này được thông qua, V.League nên tổ chức thế nào?
Nếu đề xuất được thông qua và đưa ra thực hiện, V.League nên tổ chức thế nào? Dưới đây là một số giải pháp.
Phương án đầu tiên chúng ta có thể tính đến là V.League diễn ra và giữ nguyên số đội. Tức là sẽ không có đội xuống hạng từ V.League, hạng Nhất hay hạng Nhì và cũng không có đội bóng chuyển lên theo chiều ngược lại ở các giải đấu này.
Xét về ưu điểm, đây là phương án an toàn. Nó không gây xáo trộn cơ cấu tổ chức của các giải đấu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, động lực thi đấu của cầu thủ cùng chất lượng chuyên môn của giải đấu sẽ là dấu hỏi lớn.
Ngoại trừ nhóm tranh huy chương, các câu lạc bộ ở top dưới dễ dàng rơi vào tình trạng “đá cho vui”. Điều này dẫn đến hệ quả tai hại là chất lượng giải đấu bị tụt dốc nặng nề. Bên cạnh đó, các CLB ở giải đấu hạng dưới cố gắng nhưng không được đền đáp. Chẳng hạn như CLB Phố Hiến ở giải hạng Nhất, họ có tham vọng và khát khao lên hạng. Việc không có đội xuống/lên hạng sẽ là sự bất công đối với họ.
Trong trường hợp phương án trên không được chấp thuận thì vẫn còn một phương án khác. Cách tổ chức như J.League có thể xem như một giải pháp không tồi.
Theo xác nhận của Chủ tịch J.League, ông Mitsuru Murai, giải đấu năm nay sẽ không có đội xuống hạng. Hai đội dẫn đầu hạng 2 và hạng 3 vẫn thăng hạng. Tuy nhiên, mùa giải sau đó, số suất xuống hạng sẽ tăng từ 2 lên thành 4 đội. Điều này nhằm khôi phục đúng số lượng đội tham dự giải trước đó.