Lãng Phí Tài Nguyên Từ Việc Đốt Rơm Rạ Và Lợi Ích Từ Dự Án Máy Ép Kiện Rơm Của Rotec Việt Nam
7.0 trên 10 được 9 bình chọn
Tác Hại Từ Việc Đốt Rơm Rạ
Theo bài viết trên báo Dân Trí, khi rơm rạ bị đốt cháy sẽ sinh ra khói, bụi, khí CO2, khí CO rất độc hại. Con người khi hít phải sẽ khó thở, đặc biệt với những người có bệnh về đường hô hấp. Hơn nữa, khói sinh ra khi rơm rạ cháy gây cản trở tầm nhìn, nhất là với các đoạn đường giao thông. Tro thu được sau quá trình đốt rất ít chất dinh dưỡng nên không có ích mấy cho cây trồng.
Trích lời của GS Nguyễn Lân Dũng: “Trung bình một hecta lúa cho 10 – 12 tấn rơm rạ. Việc đốt lượng phế thải nông nghiệp khổng lồ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người. Hơn thế nữa, còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện quốc gia. Khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, ho, hắt hơi, buồn nôn hoặc có cảm giác ngạt thở… Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày”.
Rơm Rạ – Tại Sao Lại Đốt Bỏ Mà Không Tính Đến Bài Toán Xuất Khẩu?
Theo thông tin từ báo Người lao động, rơm rạ là toàn bộ phần còn lại của cây lúa sau khi được tuốt bỏ hạt. Phần này chiếm gần hai phần ba trọng lượng cả cây lúa, vì vậy sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ thải ra là rất lớn. Hơn nữa, thành phần cấu tạo của cây lúa có chứa rất nhiều chất xơ, các bon và ô xy, nếu đem đốt bỏ thì đó là cả một sự lãng phí lớn.
Hiện nay trên trang bán hàng Amazon đang rao bán 1 tấn rơm khô với giá vào khoảng 80-100USD. Tính sơ sơ mỗi năm chúng ta cũng thu về khoảng 2-3 tỉ USD từ việc xuất khẩu rơm rạ. Việc làm này vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm do khói đốt đồng, vừa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.
Các nước nhập khẩu rơm cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Nhật Bản mỗi năm nhập khoảng 200 nghìn tấn rơm cho bò ăn. Hàn Quốc nhập hàng triệu tấn rơm để che cho các cây nông nghiệp tránh tuyết vào mùa đông. New Zealand nhập khẩu rơm để sản xuất vải may mặc, sản xuất than…
Tại Việt Nam, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã và đang xây dựng được mô hình vừa cắt lúa vừa thu gom và chế biến rơm để xuất khẩu. Bước đầu xuất được đi thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
Lợi Ích Từ Dự Án Máy Ép Kiện Rơm Của Rotec Việt Nam
Nhược điểm của rơm rạ là khi khô sẽ bông tơi, rất tốn diện tích cho bảo quản cũng như chuyên chở. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có lão nông Phan Tấn Bền sáng chế được máy tuốt lúa đồng thời cuốn rơm thành kiện để dễ dàng cho việc thu gom. Tuy nhiên, cuộn rơm vẫn có độ phồng xốp chưa được chặt.
Nhận thấy được những khó khăn đó, cùng mong muốn góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, Công ty TNHH Rotec Việt Nam đã thiết kế và chế tạo Máy Ép Kiện Rơm từ ứng dụng nguyên lý ép thuỷ lực để ép rơm thành các kiện có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng lớn.
Việc làm này giúp bà con nông dân bảo quản được rơm rạ 1 cách thuận lợi, tiết kiệm diện tích và chi phí bảo quản. Các đơn vị xuất khẩu thuận tiện cho chuyên chở và bốc xếp, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá, vừa tiết kiệm chi phí.
Rotec Việt Nam là đơn vị có bề dày kinh nghiệm sản xuất Máy Ép Kiện các loại, máy được ứng dụng linh hoạt để ép nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, từ rơm rạ, giấy, nilon, vải… với năng suất cao, chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Hiện nay, Rotec Việt Nam đang đứng đầu thị trường về cung cấp Máy Ép Kiện Đứng và Máy Ép Kiện Ngang Buộc Dây Tự Động uy tín, chất lượng cao.
Những lợi ích khách hàng nhận được khi lựa chọn Máy Ép Kiện Rotec Việt Nam
Quý khách hàng được tư vấn miễn phí
Dịch vụ bảo hành bảo trì dài hạn, lên tới 12 tháng
Được trực tiếp tham quan nhà xưởng sản xuất và vận hành thử máy, ép thử liệu.
Máy được sản xuất trong nước theo bài toán của khách hàng.
Sử dụng công nghệ hiện đại, linh kiện dễ dàng thay thế