Khi phụ nữ dám bước ra khỏi rào cản để viết lên đam mê

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 05/11/2018 10:24

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    05/11/2018 10:24
    ID bài viết:
    1641
    Xem:
    810
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Khi phụ nữ dám bước ra khỏi rào cản để viết lên đam mê
      8.0 trên 10 được 4 bình chọn

      Định kiến xã hội làm cho khái niệm “sống với đam mê” trở thành điều xa xỉ với phụ nữ. Nhưng đã có người dám vượt qua rào cản để viết lên câu chuyện khởi nghiệp từ đam mê.

      Luôn ấp ủ đam mê và không ngần ngại vượt ra khỏi rào cản xã hội là sức mạnh giúp phụ nữ thành công.

      Từ người phụ nữ được đánh thức giấc mơ ấp ủ…

      Hình ảnh người con gái miệt vườn Ngọc Hiệp đã để lại ấn tượng với nhiều phụ nữ xứ Bến Tre bởi ý chí kiên trì và bền bỉ. Cũng như nhiều phụ nữ nơi vùng quê, chị Hiệp từng gác lại đam mê “được làm gì đó cho riêng mình” vì những bận bịu của cuộc sống gia đình. Thế nhưng với quyết tâm thoát khỏi định kiến phụ nữ không thể sống với đam mê, chị nảy ra ý tưởng khởi nghiệp từ chính nguyên liệu gần gũi của Bến Tre – son dầu dừa.

      Trong hành trình khởi nghiệp, chị Hiệp đã trải qua nhiều thất bại, va vấp đến nỗi không thể nhớ nổi. Cứ mỗi lần thất bại, chị nhận vô số lời phản đối từ chính gia đình, bạn bè.

      Nhưng khác với tâm lý chán nản của nhiều người, chị càng ép bản thân nhanh chóng thực hiện đam mê. Sau một năm bền chí, đến nay, thương hiệu son môi dầu dừa của chị Nguyễn Thị Ngọc Hiệp tại Giồng Trôm, Bến Tre đã bán được trung bình mỗi tháng 500-1.000 thỏi.

      Khi phụ nữ dám bước ra khỏi rào cản để viết lên đam mê 0
      Chị Hiệp tâm niệm cuộc sống này chỉ thực sự vui khi được sống với đam mê của mình.

      Cũng xuất thân từ miền Tây, chị Lâm Việt Hòa (Cần Thơ) khởi nghiệp ở tuổi đáng lẽ được về hưu. Ít ai biết dù lấy mốc 52 tuổi là thời gian bắt đầu công việc chính thức, chị đã “thai nghén” vất vả đam mê từ hơn 7 năm. Thậm chí, chị còn trải qua một giai đoạn dài chênh vênh, khi từng ngày trăn trở về điều chưa thực hiện được.

      Biến cố bị liệt nửa người khiến chị bừng tỉnh và nhận ra ý chí quyết tâm chưa đủ lớn, tâm lý chần chừ là rào cản lớn nhất ngăn mình đến đam mê. May mắn được hồi phục, chị quyết tâm phải sống khác, thực hiện đam mê sau thời gian ròng rã ấp ủ và theo đuổi. Giờ đây, chị Hòa đã trở thành giám đốc một công ty về rau sạch.

      Quá trình khởi nghiệp của chị Ngọc Hiệp, chị Hòa là hai trong những câu chuyện nằm trong loạt bài viết về tấm gương phụ nữ thành công với đam mê, do nhãn hàng nước rửa chén Sunlight tìm kiếm để truyền cảm hứng. Qua đó, Sunlight muốn giúp phụ nữ đánh thức đam mê, thoát ra khỏi vùng định kiến xã hội và vượt qua rào cản từ chính bản thân mình.

      Đến hành trình khởi nghiệp từ đam mê

      Nhưng nếu chỉ được “thức tỉnh” mà không có hành động thiết thực hỗ trợ thì có lẽ hành trình đến đam mê của phụ nữ sẽ xa hơn. Thấu hiểu được điều đó, Sunlight cùng các đối tác đã tiên phong tổ chức các khóa trang bị kiến thức khởi nghiệp cho phụ nữ và phiên chợ cuối tuần tại Thanh Hoá và Bến Tre.

      Với ý nghĩa nhân văn ấy, các phiên chợ đã nhận được sự tham gia đông đảo từ cộng đồng. Trong số đó phải kể đến phiên chợ cuối tuần tại Bến Tre nhân dịp 20/10 với sự xuất hiện bất ngờ của nghệ sĩ Quốc Thuận đến tham quan, khích lệ tinh thần khởi nghiệp từ đam mê của phụ nữ nông thôn.

      Khi phụ nữ dám bước ra khỏi rào cản để viết lên đam mê 1
      Quốc Thuận đến tham quan phiên chợ cuối tuần tại Bến Tre như là một lời động viên tinh thần khởi nghiệp cho phụ nữ nông thôn.

      Từ đây, những câu chuyện phía sau gian hàng khởi nghiệp được hé lộ. Ví dụ như câu chuyện của người giáo viên cấp 2 Song Đào, nếu không có ý chí mạnh mẽ có lẽ chị đã chẳng đủ nghị lực khởi nghiệp thành công với dự án nhang làm từ cây quao nước.

      Vẫn chu toàn với căn bếp yêu thương, vẫn nhiệt thành với mỗi buổi đứng lớp, nhưng niềm đam mê khởi nghiệp thì luôn chờ có dịp để bùng cháy. Ý chí mạnh mẽ cùng sự nhẫn nại nghiên cứu đã giúp dự án nhang sinh học từ lá quao của cô đã đoạt giải quốc gia về khởi nghiệp nông nghiệp 2017.

      Câu chuyện bền chí của chị Thúy Diễm với chuỗi sản phẩm từ bưởi da xanh cũng lắm gian truân nhưng rồi đã hái quả ngọt. Trong thời gian làm công việc chính là chăm sóc bệnh nhân tại gia cùng nỗ lực vun vén việc nhà, chị vẫn chưa từng đánh mất khao khát tạo ra một dự án của riêng mình. Không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có nơi quê nhà để cho ra đời thành công chuỗi sản phẩm từ bưởi da xanh mới lạ và độc đáo.

      Khi phụ nữ dám bước ra khỏi rào cản để viết lên đam mê 2
      Câu chuyện phía sau gian hàng của chị Song Đào và Thuý Diễm được hé lộ trong cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Quốc Thuận.

      Cả chị Song Đào và Thúy Diễm đều là phụ nữ nông thôn, nhưng họ đã dám gỡ bỏ rào cản vô hình và khởi nghiệp thành công với đam mê, kể từ khi có ai đó đánh thức và khơi nguồn cảm hứng cho họ. 
      Chính những thành công của nhiều người phụ nữ trong phiên chợ 20/10 do Sunlight tổ chức đã tiếp thêm niềm tin khởi nghiệp cho các chị em phụ nữ đến tham quan mua sắm. Phụ nữ Việt cần can đảm bước qua những rào cản của chính mình viết tiếp câu chuyện theo đuổi đam mê.