Đi lên từ thất bại, kết nối để phát triển

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi thien hoa, 26/10/2018 12:07

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    26/10/2018 12:07
    ID bài viết:
    1604
    Xem:
    915
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. thien hoa Thành viên Vàng

      Tham gia ngày:
      15/09/2018
      Bài viết:
      597
      Đã được thích:
      2
      Chat với:

      thien hoa

      Đi lên từ thất bại, kết nối để phát triển
      10.0 trên 10 được 8 bình chọn

      Anh Phạm Đức Nam Trung (28 tuổi), tân Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), về những cơ hội và thách thức của hoạt động khởi nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng, ở miền Trung nói chung.

      Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đà Nẵng tuy non trẻ hơn so với hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM nhưng được đánh giá là đang phát triển nhanh và còn nhiều tiềm năng. TBKTSG đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Đức Nam Trung (28 tuổi), tân Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), về những cơ hội và thách thức của hoạt động khởi nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng, ở miền Trung nói chung.

      Đi lên từ thất bại, kết nối để phát triển 0

      Các bạn trẻ làm việc tại SURFSPACE – một không gian làm việc chung thứ hai của DNES mới được khai trương hôm 1-10 vừa qua. Ảnh: Nhân Tâm

      – Tham gia vườn ươm doanh nghiệp duy nhất tại Đà Nẵng từ những ngày đầu cho đến nay đã gần ba năm, anh đánh giá thế nào về sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây?

      Về quy mô và chất lượng, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đà Nẵng không thể so bì với Hà Nội và TPHCM. Nhưng nếu xét ở góc độ đơn vị khởi nghiệp, tôi cho rằng hiện họ không thua kém bao nhiêu sau những tiến bộ đáng kể về năng lực và những kinh nghiệm trong bước đầu khởi nghiệp.

      Từ đầu năm 2016, vườn ươm của chúng tôi ươm tạo sáu doanh nghiệp và có ba trong số đó đang hoạt động khá hiệu quả. Cũng trong năm đó, chúng tôi tổ chức hai khóa ươm tạo, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp trang bị một số kiến thức về phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, nhân sự và gọi vốn. Từ năm 2017 đến nay, tôi nhận thấy ngày càng có nhiều bạn trẻ từ TPHCM và Hà Nội quay về Đà Nẵng khởi nghiệp với vốn liếng và kinh nghiệm tích lũy được từ trước đó. Bên cạnh những dự án về công nghệ còn có các dự án dựa trên các nền tảng về y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất sản phẩm truyền thống…

      – Những điểm đáng chú ý nơi những nhà khởi nghiệp tại vườn ươm này là gì?

      Họ gan lì, chịu khó, không bỏ cuộc và dám thay đổi. Qua thực tế hoạt động ươm tạo, tôi thấy có những ý tưởng khởi nghiệp không được kỳ vọng nhiều, nhưng sau một thời gian học hỏi, tìm tòi và chịu thay đổi, những người khởi nghiệp cũng tạo được những bước phát triển nhất định cho dự án của họ.

      Tôi lấy ví dụ về một ý tưởng làm nôi thông minh, không được kỳ vọng nhiều lúc ban đầu, nhưng giờ đây doanh nghiệp đang phát triển tốt với các hoạt động dựa trên nền tảng Internet vạn vật (IoT) bao gồm cả nôi thông minh. Hay như có doanh nghiệp chịu thay đổi mô hình hoạt động đến sáu lần trong vòng một năm. Họ không từ bỏ sau nhiều lần thất bại, đón nhận những sự góp ý và giờ đã tìm được hướng đi.

      Hiện cũng có một doanh nghiệp đang được ươm tạo để cung cấp dịch vụ kết nối người dạy và người học trên toàn quốc. Chúng tôi đã dự liệu đến sự thất bại của dự án nhưng chúng tôi cũng tin rằng người sáng lập (founder) sẽ thu được những kinh nghiệm cần thiết từ thất bại để đi lên.

      – Những cơ hội và thách thức hiện nay của các doanh nghiệp khởi nghiệp là gì? Mô hình vườm ươm có vai trò gì?

      Tôi phải nói rằng tiềm năng khởi nghiệp ở Đà Nẵng là rất lớn. So với cách đây hai năm, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đà Nẵng đã phát triển tốt hơn, cơ hội kêu gọi đầu tư cũng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để khai phá hết tiềm năng thì phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn khách quan cũng như chủ quan.

      Hiện Đà Nẵng chỉ có một vườn ươm là chưa đủ khi mà số doanh nghiệp khởi nghiệp đang tăng lên từng ngày. Tuy có một số lượng doanh nghiệp tự khởi nghiệp dựa trên sự tìm hiểu trên mạng Internet và qua bạn bè của họ nhưng tôi vẫn cho rằng việc kết nối với các vườn ươm sẽ giúp được cho họ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.

      Bản thân DNES cần phải phát triển hơn nữa, cần kêu gọi thêm nhiều nhà sáng lập tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp tại DNES. Chúng tôi đang thực hiện nhiều chương trình mới để hỗ trợ nhiều hơn cho những nhà khởi nghiệp. Ví dụ như chương trình tiền khởi nghiệp dành cho những ai chưa có ý niệm về khởi nghiệp nhưng có đam mê kinh doanh. Chúng tôi cũng tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí là những bài học xương máu của những nhà khởi nghiệp đi trước với những người đang muốn khởi nghiệp, cả những nguyên tắc cơ bản và xu hướng chung của khởi nghiệp hiện nay.

      Về phía doanh nghiệp, họ cũng cần thay đổi tư duy về khởi nghiệp. Khởi nghiệp không phải là ngồi một chỗ, nghĩ ra ý tưởng rồi kiếm tiền đầu tư. Khởi nghiệp càng không phải là một nhóm người học chung một lớp hay chung một khoa. Một dự án khởi nghiệp nên có sự trộn lẫn giữa những “cái đầu” có nền tảng kiến thức khác nhau. Có thể khi thực hiện dự án sẽ có những mâu thuẫn nhưng họ sẽ học được kinh nghiệm và dễ cải thiện. DNES sẵn sàng giữ vai trò kết nối, điều phối, hỗ trợ kêu gọi đầu tư. Chúng tôi cũng đã tạo ra những không gian làm việc chung (coworking space) với tham vọng kết nối những nhà sáng lập chưa hề biết nhau trước đó.

      – Anh vừa nói đến không gian làm việc chung. Mô hình này có những hỗ trợ thiết thực nào cho doanh nghiệp?

      Ngoài việc cung cấp chỗ ngồi, văn phòng làm việc, đây còn là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nhà khởi nghiệp, các nhóm dự án khởi nghiệp; kết nối họ với các đối tác hỗ trợ, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân, với cộng đồng qua các sự kiện, các hội thảo…

      DNES có hai không gian làm việc chung, cho đến giữa năm ngoái, chỉ là nơi cho thuê chỗ ngồi. Sau đó, để gia tăng sự kết nối, chúng tôi quyết định làm “bà mai” bằng cách đi tìm hiểu, kết nối những nhu cầu với nhau. Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ, một mình DNES là không đủ. Cần có sự kết nối mạnh hơn ngay tại DNES và giữa các không gian làm việc chung tại Đà Nẵng, miền Trung, thậm chí là trên cả nước.

      – Ý anh là một liên minh khởi nghiệp?

      Chính xác. Đây là một liên minh chia sẻ thông tin, nguồn nhân lực và cả cơ hội đầu tư. Liên minh sẽ hợp tác truyền thông, chia sẻ dịch vụ cung cấp chỗ ngồi tại các không gian làm việc chung, xây dựng nền tảng trực tuyến để tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, tiến tới một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh. Càng có nhiều không gian làm việc chung ra đời thì lợi ích cho doanh nghiệp càng tăng và lợi nhuận kinh doanh không gian làm việc cũng tăng. DNES có thể đóng vai trò điều phối trong liên minh để việc kết nối đi vào thực tế và dễ dàng hơn.

      Theo tôi, quan trọng nhất của một hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn là sự kết nối, tránh tự khởi nghiệp. Nói một cách khác, trong một dự án khởi nghiệp, mỗi người phải biết vai trò của mình trong chuỗi giá trị khởi nghiệp.

      Các không gian làm việc chung tại miền Trung hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp

      Hôm 1-10-2018, năm đơn vị khai thác mô hình không gian làm việc chung (coworking space) tại Đà Nẵng, Huế và Quảng Nam đã ký kết hợp tác, mở đầu cho việc thành lập liên minh coworking space tại miền Trung, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp.

      Ông Phạm Đức Nam Trung, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), cho biết hiện ở Đà Nẵng có 12 không gian làm việc chung, tăng gấp đôi so với cách đây hai năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong tương lai, liên minh sẽ kết nạp nhiều không gian làm việc chung hơn nhằm kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong vùng.