Giám đốc Công ty CP Ngân Hà Group Nguyễn Thanh Xuân: Bước ngoặt của chàng kỹ sư hóa học

    Thảo luận trong Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp bắt đầu bởi admin2, 06/09/2018 16:03

    Giá (VNĐ):
    Ngày đăng:
    06/09/2018 16:03
    ID bài viết:
    1259
    Xem:
    879
    Hạng mục:
    VI. TIN TỨC
    Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp
    Gọi ngay:
    0939093584
    TP HCM
    Trả lời:
    0
    Địa chỉ:
    Xem bản đồ
    1. admin2 Thành viên cấp 1

      Tham gia ngày:
      28/08/2018
      Bài viết:
      78
      Đã được thích:
      1
      Chat với:

      admin2

      Giám đốc Công ty CP Ngân Hà Group Nguyễn Thanh Xuân: Bước ngoặt của chàng kỹ sư hóa học
      7.0 trên 10 được 9 bình chọn

      “Niềm vui lớn nhất của tôi là có rất nhiều bạn trẻ chọn khởi nghiệp với nhang sạch, góp phần tạo ra thị trường sản phẩm xanh, sạch và hướng người dùng đến xu hướng tiêu dùng mới”, Nguyễn Thanh Xuân – ông chủ trẻ của thương hiệu nhang sạch Tâm Minh chia sẻ.

      Đi qua thất bại

      Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và là kỹ sư hóa học, Xuân nghĩ đến sản xuất nhang “sạch”. Theo phân tích của Xuân, sở dĩ nhang có nhiều khói là do pha lẫn tạp chất và hóa chất. Cụ thể, với nguyên liệu chính là mùn cưa, để tạo mùi thơm cho nhang sẽ phải có hóa chất tạo mùi, rồi màu đỏ, vàng kim tuyến nhuộm chân nhang, keo kết dính, hóa chất bảo quản, hóa chất tạo cháy và cuộn tàn… “Tôi cứ băn khoăn tại sao khó tìm được nhang không tẩm hóa chất trên thị trường và bắt đầu đi tìm cơ sở sản xuất nhang “sạch”, Xuân kể.

      Giám đốc Công ty CP Ngân Hà Group Nguyễn Thanh Xuân: Bước ngoặt của chàng kỹ sư hóa học 0

      Nguyễn Thanh Xuân – ông chủ trẻ của thương hiệu nhang sạch Tâm Minh

      May mắn gặp một người bạn có cơ sở làm nhang “sạch” nhưng chỉ sản xuất cho thương lái để xuất khẩu sang Singapore. Xuân thắc mắc: “Sao không bán ở Việt Nam?”, ông chủ trả lời: “Rất khó bán vì giá cao”. Và, Xuân nảy ra ý định mua lại công thức để sản xuất. Thấy Xuân tha thiết, ông chủ vui vẻ truyền nghề miễn phí, thế là Xuân bước vào con đường khởi nghiệp.

      Không may Xuân thất bại với lô sản phẩm đầu tiên vì kết quả kiểm nghiệm nhang vẫn chưa sạch 100%. Tìm hiểu thì Xuân phát hiện do nguyên liệu chính làm nhang là bột quế bị người bán trộn bột đá vào cho nặng ký và để nhang cháy được phải trộn thêm chất dẫn cháy nên xem như sản phẩm có lẫn tạp chất. Để khắc phục, Xuân đến Quảng Nam tìm mua nguyên liệu quế thô về nghiền thành bột.

      “Trong nhang còn có trầm hương và nguồn nguyên liệu này cũng rất phức tạp, có đến 20 loại khác nhau như trầm thiên nhiên, trầm được tạo ra từ hóa chất, từ vi sinh, trầm chìm trong nước, trầm không chìm trong nước, trầm sánh, trầm tóc…, cao cấp nhất là kỳ nam. Thế là tôi lại phải tìm hiểu thêm về trầm hương và quyết định chọn trầm làm từ vi sinh hoặc trầm tự nhiên. Do đặt tiêu chí “sạch” lên hàng đầu, không dùng bất cứ hóa chất nào trong quá trình sản xuất nên tôi không nhuộm màu chân nhang mà giữ nguyên màu trắng của tre”, Xuân cho biết.

      Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm ra thị trường, Xuân lại thất bại vì không bán được. Phần do người dùng đã quen với loại chân nhang màu đỏ, màu vàng trông bắt mắt, phần do giá cao hơn nhiều so với nhang thường mà lại nhanh cháy hết. Xuân giải thích: “Sở dĩ nhang “sạch” có giá cao là do chỉ dùng nguyên liệu bột quế và trầm hương, giá bột quế từ 42.000 – 48.000 đồng/kg, còn vụn trầm khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, trong khi nhang thường làm bằng mùn cưa giá chỉ từ 2.000 – 3.000 đồng/kg”.

      Bám trụ với mục tiêu

      Hai tháng trời ròng rã đi chào bán sản phẩm ở các điểm bán lẻ, các chợ nhưng không ai mua, thậm chí ký gửi họ cũng không nhận, bán trực tuyến cũng không được, Xuân bắt đầu thất vọng và khủng hoảng. Lúc đó nhiều người khuyên nên quay về làm nhang hóa chất, nhưng Xuân vẫn kiên định với chọn lựa của mình.

      “Tôi tiếp thị bằng cách tặng sản phẩm cho người tiêu dùng ở TP.HCM, Hà Nội, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sử dụng thử”, Xuân chia sẻ. Nhận được phản hồi từ người dùng là nhang có mùi rất thơm nhưng nhẹ nhàng, không nồng, dễ chịu, không làm cay mắt, Xuân cảm thấy tự tin hơn. Số lượng khách đặt mua sản phẩm bắt đầu tăng dần, Xuân tiếp tục chào hàng ở các chợ và bán trực tuyến trên website nhangsachtamminh.com.

      “Dù doanh thu thời gian đầu chưa đủ trả lương nhân công và trang trải chi phí sản xuất nhưng tôi vẫn thấy vui vì sản phẩm mình làm ra đã tiêu thụ được. Không lâu sau, doanh số tăng đột biến và sau hơn một năm phải bù lỗ thì hòa vốn và có lãi”, Xuân cho biết.

      Trên đà khả quan, Xuân mở rộng thị trường tiêu thụ và hiện nhang sạch Tâm Minh đã có mặt tại 14 tỉnh, thành với hơn 200 điểm bán, doanh thu trung bình hằng tháng đạt vài trăm triệu đồng. Đây là thành công không nhỏ đối với ông chủ trẻ mới khởi nghiệp.

      “Để giải tỏa áp lực, một mặt tôi thuyết phục họ nên chuyển hướng làm nhang “sạch” vì tốt cho sức khỏe của cộng đồng, trong đó có người thân của họ, và tôi sẵn sàng chia sẻ cách làm, công thức cho họ; một mặt tôi tập trung chăm sóc đại lý và nhân viên, tạo nơi họ niềm tin rằng họ đang góp phần tạo ra thị trường sản phẩm “sạch”, nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”, Xuân kể.

      Tuy nhiên, khi có được thị trường rồi, nhang Tâm Minh lại gặp áp lực khác: không ít công ty làm nhang truyền thống đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và tuyên truyền dùng nhang chân trắng là biểu hiện của sự tang tóc, rồi lôi kéo đại lý, nhân viên của Tâm Minh về làm với họ để hưởng chiết khấu cao, thậm chí tận dụng lợi thế mạng lưới phân phối của đại lý. Có nhiều cơ sở còn hăm đốt xưởng sản xuất của Xuân vì cho rằng Tâm Minh đang “cướp miếng ăn” của họ.

      Xuân kỳ vọng thị trường nhang “sạch” được mở rộng hơn và kết nối nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất để tạo ra xu hướng tiêu dùng mới, tạo ra nhiều sản phẩm “sạch” cho xã hội. Tuy nhiên, Xuân mong muốn Nhà nước quan tâm đến sản phẩm “sạch” hơn nữa vì hiện tại nhiều đơn vị lạm dụng từ “sạch” mà không có cơ quan nào kiểm soát.